Sử Dụng Thức Ăn Chế Biến Để Nuôi Cá Thát Lát Còm
Ngày 6/6, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu sử dụng thức ăn chế biến để nuôi thương phẩm cá thát lát còm” do tiến sĩ Lam Mỹ Lan, Trường Đại học Cần Thơ làm chủ nhiệm.
Mục tiêu của đề tài là nhằm xác định lượng protein thích hợp trong thức ăn công nghiệp phối hợp với cá tạp thành thức ăn chế biến để nuôi cá thát lát còm thương phẩm. Đề tài đã tập trung nghiên cứu 2 nội dung về việc sử dụng thức ăn chế biến từ thức ăn công nghiệp có hàm lượng protein khác nhau và cá tạp để nuôi cá thát lát còm trong bể; so sánh hiệu quả nuôi thương phẩm cá thát lát còm trong ao đất bằng thức ăn chế biến và bằng cá tạp.
Kết quả đề tài cho thấy, chi phí và thu nhập từ nuôi cá thát lát còm bằng thức ăn chế biến không khác biệt nhiều so với thức ăn là cá tạp nên có thể sử dụng thức ăn chế biến để thay thế cá tạp khi nuôi cá thát lát còm trong ao.
Tại hội nghị, các thành viên hội đồng đã yêu cầu Ban chủ nhiệm đề tài cần hoàn chỉnh đề cương, phương pháp bố trí thí nghiệm, bổ sung số liệu giữa số hộ nuôi ao và nuôi bè để có sự so sánh hợp lý. Cần phân tích đầy đủ các chỉ tiêu, giống, chất lượng thức ăn, phương pháp quản lý ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, tăng trọng của cá,… Hội đồng nghiệm thu đánh giá kết quả đạt loại khá.
Có thể bạn quan tâm
Trái với niềm vui trúng giá của năm trước, hiện nhiều nhà vườn trồng gừng tại ĐBSCL bước vào vụ thu hoạch gừng với giá bán giảm hơn 50% so với năm trước.
Những năm gần đây, giống nghệ N8 được du nhập, trồng xen canh, luân canh cùng cây trồng truyền thống ở vùng đất Thạch Quảng, huyện Thạch Thành (Thanh Hóa), đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Theo Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam, mùa khô năm 2015 - 2016 có khả năng mặn xâm nhập sớm, sâu và kéo dài: các vùng cách biển 25 - 35km từ tháng 12 mặn có khả năng vượt quá 4g/l, từ tháng 1 - 2 trở đi, các vùng này gần như không có khả năng lấy nước ngọt từ cửa sông.
Cùng với thanh niên toàn tỉnh Khánh Hòa, nhiều thanh niên trên địa bàn huyện Khánh Vĩnh cũng đã thành công trong tự thân lập nghiệp, làm giàu chính đáng của mình.
Xứ sở trái hồng đặc sản D’Ran (thị trấn D’Ran, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng) đang chịu ảnh hưởng nặng nề của những tin đồn thất thiệt xuất hiện trong thời gian gần đây như ngâm tẩm hoá chất độc hại hay bị nghi ngờ là hồng Trung Quốc.