Làm Giàu Từ Nuôi Tôm - Cua - Cá Kết Hợp

Mỗi năm huyện Giá Rai có hơn 2.000 nông dân sản xuất giỏi các cấp. Nhiều hộ nhờ cần cù, chịu khó, áp dụng khoa học - kỹ thuật trong quá trình sản xuất, chăn nuôi và thực hiện tốt chủ trương đa cây, đa con, nên đã trở thành giàu có. Ông Nguyễn Văn Hiền ở ấp 10A (xã Tân Phong) là một điển hình.
Với hơn 4ha đất sản xuất, nhiều năm qua ông Nguyễn Văn Hiền nuôi tôm theo mô hình quảng canh cải tiến, kết hợp với nuôi cá và nuôi cua. Mô hình mà ông thực hiện khá đơn giản nhưng hiệu quả khá cao. Cứ 3 tháng ông thả từ 2.000 - 3.000 con cua giống, đồng thời kết hợp thả khoảng 120.000 con tôm giống. Đặc biệt, ông có cách làm khác với mọi người là ương tôm giống trong ao lắng hơn một tháng rồi mới thả ra ao nuôi.
Ông Hiền chia sẻ: “Đối với tôi, không chỉ “nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống” như kinh nghiệm của cha ông đã dạy, mà hiện nay, quan trọng nhất là phải chọn được con giống bảo đảm chất lượng và áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào quá trình nuôi thì mới mang lại hiệu quả”.
Trước khi thả tôm, ông tuân thủ nghệm ngặt các quy trình cải tạo ao cũng như khâu xử lý nước. Ông còn trồng cây năn tượng để làm nơi trú ẩn và làm mồi cho tôm - cua - cá, giảm được sự hao hụt và chi phí thức ăn. Trong quá trình nuôi, ông hạn chế việc sên vét, ao nuôi phải chứa bùn để con tôm có nơi trú ẩn. Cách nuôi này đã giúp ông thành công trong nhiều năm liền.
Bình quân mỗi năm ông Hiền thu nhập từ tôm, cua đến 200 triệu đồng. Còn cá thì vừa làm thức ăn cho cua vừa là nguồn thực phẩm phục vụ bữa ăn hàng ngày cho gia đình, giảm được chi phí thức ăn và tiết kiệm chi tiêu trong sinh hoạt. Ông còn dành hơn 1.000m2 đất vườn để nuôi vịt, gà, trồng cây lâu năm góp phần tăng thêm nguồn thu nhập. Nhiều bà con trong xã Tân Phong đến tìm hiểu và học cách nuôi, trồng của ông. Đây cũng là một trong những mô hình được Phòng NN&PTNT huyện Giá Rai chọn để nhân rộng trên địa bàn.
Ông Nguyễn Chí Hiền, Chủ tịch Hội Nông dân xã Tân Phong, nhận xét: “Không chỉ làm kinh tế giỏi, ông Nguyễn Văn Hiền còn giúp đỡ nhiều hộ khó khăn về vốn cũng như kinh nhiệm sản xuất để bà con có điều kiện vươn lên”.
Nhờ đa dạng mô hình, đa dạng nguồn thu, mỗi năm ông Hiền thu lãi từ 120 - 150 triệu đồng. Giờ đây, ông Hiền đã cất được căn nhà khang trang, mua sắm đầy đủ phương tiện làm ăn, đi lại, sinh hoạt gia đình.
Với gương sáng trong lao động, phát triển kinh tế gia đình, ông Hiền được tuyên dương nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi cấp tỉnh 5 năm liền. Ngoài ra, gia đình ông Hiền còn được UBND huyện Giá Rai công nhận gia đình văn hóa tiêu biểu
Có thể bạn quan tâm

Ốc mút - như tên dân dã của nó - vốn chẳng phải là loại đặc sản cao cấp gì. Thế nhưng thời gian gần đây, ốc mút lại đang lên “cơn sốt” ở một số huyện miền Đông như Đầm Hà, Hải Hà (Quảng Ninh)... Người ta đổ xô đi bắt ốc mút để bán cho các thương lái Trung Quốc. Mặc dù hỏi chính các chủ buôn là thu mua ốc mút về làm gì thì ai cũng lắc đầu: Không biết!...

Trong tháng 1, thời tiết tương đối thuận lợi cho hoạt động khai thác hải sản, ngư dân mạnh dạn đầu tư ngư lưới cụ và máy có công suất lớn, các đội tàu đánh bắt xa bờ tích cực ra khơi và có những chuyến ra khơi đánh bắt được mùa bội thu. Sản lượng khai thác biển trong tháng 1 ước đạt 16.000 tấn, tăng 18,52% so với cùng kỳ.

Tổng sản lượng thủy sản 177.900 tấn (đạt 103,06% kế hoạch), tăng 23.368 tấn so với năm 2013, trong đó, sản lượng nuôi 99.550 tấn, tăng 18.284 tấn (đạt 102,79% kế hoạch), sản lượng khai thác 78.390 tấn, tăng 5.083 tấn (đạt 103,42% kế hoạch). Đây là điều kiện thuận lợi để năm 2015 tiếp tục phát huy kết quả đạt được và tận dụng, khai thác có hiệu quả tiềm năng kinh tế biển.

Qua trao đổi với anh Thường cùng một số hộ nuôi cá lồng và làm việc với ông Trương Mai Chưng, Chủ tịch UBND xã Lương Ngoại, tất cả đều khẳng định: Với nguồn lợi sinh thủy từ nguồn nước do Nhà máy Thủy điện Bá Thước 2 mang lại; trong vùng lại sẵn có luồng để làm lồng; thức ăn cho cá không phải mua; chỉ “lấy công làm lãi”, nhưng công cũng không nhiều.

Qua nhiều năm thất bại với con tôm thẻ chân trắng do ảnh hưởng của dịch bệnh, ông Phạm Văn Tánh, ấp Thanh Nhung I, xã Phước Trung, huyện Gò Công Đông (Tiền Giang) đã thử nghiệm mô hình nuôi tôm sú kết hợp với tôm thẻ chân trắng và mô hình này đã phát triển tốt, thoát được dịch bệnh, lợi nhuận đạt được khá cao ngay trong vụ nuôi đầu tiên.