Xuất khẩu thủy sản khó phục hồi

Hiệp hội xuất khẩu và chế biến thủy sản Việt Nam (Vasep) cho biết, hết quý III, xuất khẩu thủy sản cả nước đạt 4,8 tỷ USD, giảm 16,4% so với cùng kỳ năm ngoái.
Bước sang tháng 10, xuất khẩu tiếp tục giảm mạnh, ước đạt 604 triệu USD, giảm 12% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, xuất khẩu tôm giảm gần 33%, cá tra giảm gần 30%, cá ngừ giảm 11%, mực và bạch tuộc giảm 28%.
Nguyên nhân theo Vasep là vì thị trường tiêu thụ kém và biến động tỷ giá khiến cho thủy sản Việt Nam bị cuốn trong vòng xoáy giảm giá trên thị trường thế giới suốt từ đầu năm đến nay. Làn sóng mất giá và thả nổi giá nội tệ so với USD ở các thị trường và các nước sản xuất chính khiến cho không chỉ tôm mà cả các mặt hàng khác khó cạnh tranh tại thị trường nhập khẩu, nhất là tại Mỹ.
Đối với cá tra, các nhà nhập khẩu tìm cách ép giá, còn các nước đối thủ đẩy mạnh xuất khẩu khiến mặt hàng này vốn trong tình trạng kém sôi động từ 2 năm nay, lại thêm áp lực từ thuế chống bán phá giá giai đoạn POR10 và POR11 với mức thuế cao, đã không còn cơ hội để tăng trưởng trở lại.
Tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam 10 tháng đầu năm ước đạt 5,45 tỷ USD, giảm gần 18% so với cùng kỳ năm ngoái. Hàng xuất sang các thị trường chính đều giảm mạnh (6 - 26%), trong đó thị trường Mỹ giảm mạnh nhất, gần 27%, EU giảm 19% và Nhật Bản giảm 15%.
Dự báo của Vasep, với xu hướng tăng trưởng âm như hiện nay, tổng xuất khẩu thủy sản năm 2015 sẽ đạt khoảng 6,6 tỷ USD, giảm 15% so với năm 2014.
Related news

Những năm gần đây, số lượng tàu thuyền làm nghề khai thác ở vùng biển xa bờ của Bình Thuận đang ngày càng phát triển. Tuy nhiên, dịch vụ hậu cần trên biển cho ngư dân (tiếp nhiên liệu, lương thực, thực phẩm, thu mua hải sản) vẫn chưa đáp ứng được so với nhu cầu thực tế. Điều này ảnh hưởng nhất định đến hiệu quả của những chuyến đánh bắt cũng như ngành thủy sản của địa phương.

Đầu tháng 10-2014, tiến sĩ Thomas Sutton, kiểm dịch viên cao cấp của Cơ quan Kiểm dịch động thực vật Mỹ, đã đến Bến Tre và Đồng Tháp để đánh giá lần cuối trước khi cấp mã số vùng trồng nhãn cho nông dân đạt tiêu chuẩn xuất khẩu vào Mỹ.

Cùng với việc đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, các cấp hội nông dân trong tỉnh còn phối hợp tổ chức nhiều hoạt động tư vấn, dạy nghề và hỗ trợ, thúc đẩy hội viên, nông dân cải thiện cuộc sống. Qua đó, tạo sự gắn kết chặt chẽ giữa hội viên với tổ chức hội; đồng thời, củng cố vững chắc hơn vị thế của Hội trong sự phát triển KT - XH của địa phương.

“Ngô năm nay được mùa, khi thu hoạch gia đình tôi phấn khởi lắm. Nhưng khi bán, giá ngô hạt xuống thấp, trừ chi phí đầu tư, lãi thu về chẳng đáng là bao, có hộ trong bản chỉ hòa vốn” - Đó là tâm sự của bà Nguyễn Thị Mền, bản Pú Ngam, xã Núa Ngam, huyện Điện Biên khi chúng tôi hỏi về vụ ngô xuân hè 2014. Dường như nghịch lý “được mùa mất giá” tái diễn trong nhiều năm qua đặt người nông dân vào cảnh vừa làm vừa lo!

Việt Nam - Ấn Độ thiết lập quan hệ ngoại giao từ năm 1954, đến nay đã có hàng loạt hiệp định thương mại được ký kết và gần đây nhất là ASEAN - Ấn Độ, tránh đánh thuế hai lần. Theo cam kết, từ đầu năm 2014 nhiều mặt hàng Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Ấn Độ sẽ giảm dần và cắt bỏ thuế quan từ 5-50%.