Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Xuất khẩu qua Lào Cai gặp khó

Xuất khẩu qua Lào Cai gặp khó
Ngày đăng: 07/10/2015

Nông sản xuất khẩu giảm mạnh

Theo thống kê của Sở Công Thương Lào Cai: 9 tháng đầu năm 2015, xuất khẩu qua các cửa khẩu ở Lào Cai ước tính chỉ đạt 375,7 triệu USD, giảm tới 51,5% so với cùng kỳ năm 2014.

Còn theo báo cáo của UBND tỉnh Lào Cai, 8 tháng đầu năm 2015, kim ngạch xuất khẩu gạo qua Lào Cai mới đạt 58,9 triệu USD, giảm khoảng 74,76% so với cùng kỳ 2014; xuất khẩu đường đạt 42,02 triệu USD, giảm 61,52%; xuất khẩu cao su chỉ đạt 32,8 triệu USD, giảm 82,7% so với cùng kỳ năm 2014.

Nguyên nhân của thực trạng trên do hầu hết mặt hàng chủ lực xuất khẩu qua Lào Cai đều là nông sản xuất tiểu ngạch qua các cửa khẩu phụ và lối mở.

Mặc dù được chính quyền tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) rất ủng hộ bởi nhu cầu trao đổi hàng hóa hai bên cần có nhau, nhưng do ảnh hưởng từ chính sách quản lý chung của Trung Quốc (chỉ công nhận trao đổi thương mại biên giới) nên mỗi khi “siết” quản lý thương mại biên giới là hoạt động giao nhận hàng hóa giữa doanh nghiệp hai bên lại gián đoạn, thậm chí “đóng băng”

Ngoài ra, việc nhập khẩu một số nông sản, trong đó có mặt hàng gạo, Trung Quốc áp dụng hạn ngạch thuế quan.

Nếu nhập ngoài hạn ngạch, phải chịu thuế rất cao nên không doanh nghiệp Trung Quốc nào nhập khẩu gạo Việt Nam theo đường chính ngạch qua cửa khẩu quốc tế.

Tăng cường giải pháp

Xuất khẩu qua các cửa khẩu phụ ở Lào Cai gặp nhiều khó khăn ngoài việc Trung Quốc “siết” quản lý còn do những nguyên nhân khác.

Đó là cơ sở hạ tầng tại các cửa khẩu phụ, lối mở yếu kém; bến bãi tập kết hàng hóa chật hẹp, thiếu phương tiện bốc xếp… khiến việc vận chuyển, thông quan hàng hóa chậm.

Trong khi đối tác Trung Quốc chủ yếu tranh thủ nhận hàng vào ban đêm, gây nhiều khó khăn cho công tác giám sát, quản lý hàng hóa, người và phương tiện vận chuyển.

Để cải thiện tình hình xuất khẩu trong những tháng cuối năm, UBND tỉnh Lào Cai đã chỉ đạo các ngành liên quan khẩn trương hoàn thiện các thủ tục để triển khai thí điểm xuất khẩu nông sản qua 2 lối mở mới: Na Lốc và Lũng Pô.

Tỉnh Lào Cai cũng đã thành lập tổ tư vấn cho doanh nghiệp về thủ tục xuất khẩu thủy hải sản, tránh tình trạng doanh nghiệp mang hàng hóa lên cửa khẩu không đáp ứng được yêu cầu của phía đối tác; chỉ đạo các lực lượng làm nhiệm vụ tại cửa khẩu tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong quá trình làm thủ tục.

Về lâu dài, UBND tỉnh Lào Cai kiến nghị:

Chính phủ nên sửa đổi chính sách về thương mại biên giới, trong đó phân cấp mạnh cho địa phương trong quản lý, điều hành;

Hỗ trợ ngân sách cho địa phương nâng cấp, hiện đại hóa hệ thống kho, bãi, nhà làm việc liên ngành tại các cửa khẩu, cũng như xây dựng các hạng mục công trình hỗ trợ doanh nghiệp xuất nhập khẩu hàng hóa;

Nâng cấp, cải tạo hệ thống giao thông trọng yếu trên địa bàn phục vụ lưu thông, vận chuyển hàng hóa;

Tổ chức các hội nghị giao lưu, xúc tiến thương mại cấp quốc gia giữa Việt Nam và Trung Quốc để tạo cơ hội cho doanh nghiệp hai bên nắm bắt chính sách và các cơ hội hợp tác thương mại để đẩy mạnh xuất nhập khẩu hàng hóa...

9 tháng đầu năm 2015, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa qua địa bàn ước đạt 1.710,3 triệu USD.

Trong đó, xuất khẩu đạt 375,7 triệu USD (giảm 51,5%), nhập khẩu đạt 703,4 triệu USD (tăng 31,8%) so với cùng kỳ 2014.


Có thể bạn quan tâm

Bạc Liêu Nghiên Cứu Thành Công Mô Hình Sản Xuất Nghêu Giống Và Nuôi Cá Sặc Rằn Bạc Liêu Nghiên Cứu Thành Công Mô Hình Sản Xuất Nghêu Giống Và Nuôi Cá Sặc Rằn

Sở KH-CN vừa nghiệm thu 2 dự án khoa học gồm: Dự án xây dựng mô hình sản xuất nhân tạo nghêu giống ở tỉnh Bạc Liêu và Dự án sản xuất giống và nuôi cá sặc rằn trong ao đất và trong ruộng lúa kết hợp. Thành công mang lại từ các dự án trên mở ra cho nông dân cơ hội sản xuất nghêu giống và cá sặc rằn.

12/01/2015
Nuôi Cá Rô Đầu Vuông Nỗi Lo Đầu Ra Nuôi Cá Rô Đầu Vuông Nỗi Lo Đầu Ra

Theo nhiều người dân thôn Vinh Bình, ban đầu, nông dân chỉ nuôi cá rô đầu vuông với số lượng ít để khảo nghiệm. Do thấy cá thích nghi tốt, lớn nhanh nên một số hộ đã mạnh dạn mua thêm con giống về nuôi. Ông Hồ Nhâm Bảo - hộ nuôi cá trong thôn chia sẻ: “Trước đây, tôi đã có thời gian nuôi cá trê lai, nhưng lợi nhuận rất ít do địa hình thấp, có năm bị mất trắng do lũ lụt. Cuối năm 2013, thấy cá rô đầu vuông của một số hộ trong thôn thả nuôi lớn rất nhanh nên tôi gửi mua một ít giống về thả thử.

12/01/2015
Tiền Giang Đưa Trên 15.000 Ha Mặt Nước Vào Nuôi Thủy Sản Tiền Giang Đưa Trên 15.000 Ha Mặt Nước Vào Nuôi Thủy Sản

Năm 2015, Tiền Giang có kế hoạch tiếp tục khai thác tốt tiềm năng nuôi thủy sản trên cả ba vùng sinh thái: ngọt, lợ, mặn gắn với chiến lược tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp, nhằm giúp nông dân tăng thêm nguồn thu nhập, ổn định cuộc sống và tạo thêm nguồn hàng hóa chất lượng tốt, đáp ứng tiêu dùng và xuất khẩu.

12/01/2015
Minh Phú Dùng Cá Rô Phi Kiểm Soát EMS Nhất Cử Lưỡng Tiện Minh Phú Dùng Cá Rô Phi Kiểm Soát EMS Nhất Cử Lưỡng Tiện

Nuôi kết hợp một ao tôm, một ao cá rô phi không những mang lại hiệu quả kinh tế cao do khống chế được dịch bệnh trên tôm mà còn góp phần đa dạng hóa sản phẩm thủy sản xuất khẩu của Việt Nam. mô hình này đang được Công ty CP tập đoàn thủy sản Minh Phú (Minh Phú) tích cực triển khai.

12/01/2015
Chuỗi Liên Kết Tafishco Kỳ Vọng Của Con Cá Tra Chuỗi Liên Kết Tafishco Kỳ Vọng Của Con Cá Tra

Sau 5 tháng triển khai, “Chuỗi liên kết cá tra – Tafishco” – mô hình thí điểm đầu tiên ở ĐBSCL và trong cả nước đã mang lại nhiều tín hiệu rất khả quan. Vụ mùa đầu tiên đã được thu hoạch với mỗi kg cá công ty bao tiêu với giá 24.300đ/kg, sau khi trừ chi phí, nông dân đạt lợi nhuận trên 2.000đ – mức lợi nhuận được xem là tốt nhất trong vài năm trở lại đây.

12/01/2015