Xuất khẩu qua Lào Cai gặp khó
Nông sản xuất khẩu giảm mạnh
Theo thống kê của Sở Công Thương Lào Cai: 9 tháng đầu năm 2015, xuất khẩu qua các cửa khẩu ở Lào Cai ước tính chỉ đạt 375,7 triệu USD, giảm tới 51,5% so với cùng kỳ năm 2014.
Còn theo báo cáo của UBND tỉnh Lào Cai, 8 tháng đầu năm 2015, kim ngạch xuất khẩu gạo qua Lào Cai mới đạt 58,9 triệu USD, giảm khoảng 74,76% so với cùng kỳ 2014; xuất khẩu đường đạt 42,02 triệu USD, giảm 61,52%; xuất khẩu cao su chỉ đạt 32,8 triệu USD, giảm 82,7% so với cùng kỳ năm 2014.
Nguyên nhân của thực trạng trên do hầu hết mặt hàng chủ lực xuất khẩu qua Lào Cai đều là nông sản xuất tiểu ngạch qua các cửa khẩu phụ và lối mở.
Mặc dù được chính quyền tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) rất ủng hộ bởi nhu cầu trao đổi hàng hóa hai bên cần có nhau, nhưng do ảnh hưởng từ chính sách quản lý chung của Trung Quốc (chỉ công nhận trao đổi thương mại biên giới) nên mỗi khi “siết” quản lý thương mại biên giới là hoạt động giao nhận hàng hóa giữa doanh nghiệp hai bên lại gián đoạn, thậm chí “đóng băng”
Ngoài ra, việc nhập khẩu một số nông sản, trong đó có mặt hàng gạo, Trung Quốc áp dụng hạn ngạch thuế quan.
Nếu nhập ngoài hạn ngạch, phải chịu thuế rất cao nên không doanh nghiệp Trung Quốc nào nhập khẩu gạo Việt Nam theo đường chính ngạch qua cửa khẩu quốc tế.
Tăng cường giải pháp
Xuất khẩu qua các cửa khẩu phụ ở Lào Cai gặp nhiều khó khăn ngoài việc Trung Quốc “siết” quản lý còn do những nguyên nhân khác.
Đó là cơ sở hạ tầng tại các cửa khẩu phụ, lối mở yếu kém; bến bãi tập kết hàng hóa chật hẹp, thiếu phương tiện bốc xếp… khiến việc vận chuyển, thông quan hàng hóa chậm.
Trong khi đối tác Trung Quốc chủ yếu tranh thủ nhận hàng vào ban đêm, gây nhiều khó khăn cho công tác giám sát, quản lý hàng hóa, người và phương tiện vận chuyển.
Để cải thiện tình hình xuất khẩu trong những tháng cuối năm, UBND tỉnh Lào Cai đã chỉ đạo các ngành liên quan khẩn trương hoàn thiện các thủ tục để triển khai thí điểm xuất khẩu nông sản qua 2 lối mở mới: Na Lốc và Lũng Pô.
Tỉnh Lào Cai cũng đã thành lập tổ tư vấn cho doanh nghiệp về thủ tục xuất khẩu thủy hải sản, tránh tình trạng doanh nghiệp mang hàng hóa lên cửa khẩu không đáp ứng được yêu cầu của phía đối tác; chỉ đạo các lực lượng làm nhiệm vụ tại cửa khẩu tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong quá trình làm thủ tục.
Về lâu dài, UBND tỉnh Lào Cai kiến nghị:
Chính phủ nên sửa đổi chính sách về thương mại biên giới, trong đó phân cấp mạnh cho địa phương trong quản lý, điều hành;
Hỗ trợ ngân sách cho địa phương nâng cấp, hiện đại hóa hệ thống kho, bãi, nhà làm việc liên ngành tại các cửa khẩu, cũng như xây dựng các hạng mục công trình hỗ trợ doanh nghiệp xuất nhập khẩu hàng hóa;
Nâng cấp, cải tạo hệ thống giao thông trọng yếu trên địa bàn phục vụ lưu thông, vận chuyển hàng hóa;
Tổ chức các hội nghị giao lưu, xúc tiến thương mại cấp quốc gia giữa Việt Nam và Trung Quốc để tạo cơ hội cho doanh nghiệp hai bên nắm bắt chính sách và các cơ hội hợp tác thương mại để đẩy mạnh xuất nhập khẩu hàng hóa...
9 tháng đầu năm 2015, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa qua địa bàn ước đạt 1.710,3 triệu USD.
Trong đó, xuất khẩu đạt 375,7 triệu USD (giảm 51,5%), nhập khẩu đạt 703,4 triệu USD (tăng 31,8%) so với cùng kỳ 2014.
Related news
Cá tra được xem là ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Vấn đề nâng cao khả năng cạnh tranh và vị thế sản phẩm cá tra Việt Nam trên thị trường thế giới được quan tâm đặc biệt trong những năm gần đây. Với Nghị định số 36/2014/NĐ-CP ngày 29-4-2014 của Chính phủ Về nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá tra (Nghị định 36), cá tra nguyên liệu phục vụ chế biến phải được nuôi từ cơ sở nuôi cá tra thương phẩm đáp ứng theo các điều kiện quy định.
Nhóm nghiên cứu Đặng Quốc Cường, Công ty cổ phần BVTV Delta, Cần Thơ; Trương Thị Nga, khoa môi trường và tài nguyên thiên nhiên, Trường đại học Cần Thơ và Trần Thị Diễm Phúc, Công ty xây dựng hạ tầng khu công nghiệp Cần Thơ đã nghiên cứu “Hiệu quả sử dụng đất ngập nước trồng lúa để xử lý nước ô nhiễm của ao ươm cá tra”, với mục đích tận dụng lại nguồn dưỡng chất có trong nước thải ao ươm cá tra giống cung cấp cho quá trình phát triển của cây lúa, góp phần hạn chế ô nhiễm nước mặt từ quá trình ươm cá tra giống.
Thực hiện Đề án hỗ trợ phát triển trang trại thủy sản thâm canh cao giai đoạn 2011 - 2015 của tỉnh Bắc Giang, Chi cục Thủy sản (Sở Nông nghiệp và PTNT) đang chuẩn bị các điều kiện để xây dựng 3 mô hình nuôi cá thâm canh cao tại 3 huyện: Lạng Giang, Yên Dũng, Hiệp Hòa.
Không khuất phục trước khó khăn, bằng sức trẻ, sự siêng năng cần cù cộng với lợi thế đất đai của gia đình, chị Nguyễn Thị Duyên, 34 tuổi, ở xã Cát Minh – huyện Phù Cát – tỉnh Bình Định đã chịu khó tìm tòi, học hỏi và đã áp dụng thành công mô hình nuôi cá và ba ba, tạo thu nhập đáng kể cho gia đình, được nhiều người mến phục.
Với diện tích thả nuôi năm 2014 gần 603 ha, huyện Tam Nông được xem là “thủ phủ” tôm càng xanh (TCX) tại Đồng Tháp.