Đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào phát triển cây chè

Vì vậy, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội đã triển khai đề án sản xuất và tiêu thụ chè an toàn cho người dân ở xã Ba Trại (huyện Ba Vì, Hà Nội) như hỗ trợ về mô hình, giống, kỹ thuật, tập huấn, hỗ trợ tiêu thụ.
Trong giai đoạn 2016-2020, Ba Trại sẽ chuyển đổi toàn bộ 327ha giống chè cũ và trồng mới 50ha, phấn đấu đạt 100% diện tích chè sản xuất theo quy trình VietGAP, ứng dụng công nghệ cao.
Ba Trại là một trong bảy xã miền núi của huyện Ba Vì, điều kiện canh tác khó khăn nên bao đời nay người nông dân vẫn chỉ trông chờ vào cây chè.
Để giúp bà con làm giàu từ cây chè, chính quyền xã Ba Trại đã tổ chức tuyên truyền sâu rộng về quy trình thâm canh chè theo hướng VIETGAP, đặc biệt về quy trình trồng mới, trồng thay thế giống chè trung du lá nhỏ đã già cỗi bằng các giống chè mới như LDP1-PH8, LDP2-Kim Tuyên.
Sau 3 năm triển khai các giống chè mới cho năng suất và chất lượng cao, đến nay, Ba Trại có 30ha chè VietGAP và thay thế được 86ha chè già cỗi. Giống chè này do Trung tâm Phát triển cây trồng Hà Nội hỗ trợ và hướng dẫn bà con về kỹ thuật chăm sóc, tạo tán, tạo hàng, phát triển quanh các loại cây tạp trong vườn hộ, sử dụng phân bón hợp lý có hiệu quả và quy trình thu hái, chế biến theo hình thức cơ giới hóa.
Qua so sánh đối chứng (trên 1ha canh tác) cho thấy mô hình cho giá trị kinh tế cao hơn 95 triệu đồng so với mô hình thâm canh chè truyền thống. Với những kết quả đạt được ban đầu khá khả quan nên người dân đều hưởng ứng và mong muốn được tham gia chương trình để được tiếp cận với các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp an toàn, đưa vào sản xuất giống chè năng suất, chất lượng và mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Bà Nguyễn Thị Son, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Ba Trại, cho biết sản xuất chè đã góp phần quan trọng vào tăng thu nhập và cải thiện đời sống nông dân địa phương. Năm 2015, thu nhập bình quân đầu người của xã đạt 18 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo hàng năm giảm từ 3-5%. Xã đã đạt 12/19 tiêu chí về xây dựng nông thôn mới.
Tuy nhiên, việc thâm canh cây chè ở Ba trại cũng gặp một số khó khăn như nguồn nước tưới còn hạn chế do nhiều nơi không khoan được giếng, phần lớn người dân vẫn phải sử dụng nguồn nước từ giếng đào.
Hiện nay, đập chứa nước trên địa bàn xã Ba Trại chỉ đáp ứng đủ nước tưới khoảng cho 120 ha chè, còn lại phải phụ thuộc vào nguồn nước mưa tự nhiên. Vì vậy, xã mong muốn được Thành phố quan tâm đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi, tạo điều kiện thuận lợi chăm sóc và phát triển cây chè.
Có thể bạn quan tâm

Chăm chỉ và quyết tâm, ông Lục Văn Thắng, dân tộc Nùng, thôn Đồng Bưa, xã Cẩm Đàn, huyện Sơn Động (Bắc Giang) đã xây dựng thành công mô hình nuôi rắn hổ trâu kết hợp với làm vườn mỗi năm thu nhập hàng trăm triệu đồng.
Ngày 17 tháng 11 năm 2015, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT Đăk Lăk tổ chức Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp chủ đề “Một số giải pháp thâm canh cà phê hợp lý để nâng cao hiệu quả và phát triển bền vững”.

Nếu tận dụng tối đa các nguồn rơm rạ để sản xuất nấm rơm thì sẽ tạo thêm việc làm và tăng thu nhập cho người dân ở các địa phương.

Cùng với việc đưa các giống đậu nành chất lượng cao vào sản xuất, huyện Chư Jút, tỉnh Đắk Nông phối hợp với các doanh nghiệp, viện khoa học, trường đại học, trung tâm nghiên cứu… định hướng cho nông dân các giải pháp kỹ thuật về thâm canh, xen canh tăng năng suất.

Ông Phan Lâm Tường, Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Đường Bình Định (BISUCO) cho biết, Công ty vừa tổ chức lễ vào vụ ép mía niên vụ 2015 - 2016 với mục tiêu thu mua 800 ngàn tấn mía nguyên liệu, tăng gấp hai lần so với niên vụ ép mía niên vụ 2014 - 2015.