Chữa cháy cho vụ tôm mùa nước nổi
Đã qua tháng 7 âm lịch nhưng nước lũ từ đầu nguồn vẫn chưa về hạ nguồn như những năm qua khiến cho bà con đầu nguồn lũ ở Đồng Tháp mỏi mòn chờ đợi. Riêng đối với nhiều hộ nuôi tôm mùa lũ thì đang đứng ngồi không yên… bởi lượng tôm nuôi trong ao ngày một lớn.
Nếu mùa nước nổi không như kỳ vọng thì sẽ thiệt hại đôi đường cho cư dân vùng lũ.
Đến thăm ruộng cũng là ao nuôi tôm của gia đình ông Nguyễn Văn Cấy ngụ xã Bình Thạnh thị xã Hồng Ngự, hơn 1 ha đất ruộng mà ông dự định nuôi tôm mùa nước nổi đã được chuẩn bị sẵn sàng và chỉ chờ nước lên.
Tại khu vực đất này đã được ông đăng ven bằng lưới chuẩn bị hơn 1 tháng nay. Thế nhưng, trên ruộng vẫn chưa có nước khiến cho ông hết sức lo lắng. Với đặc thù nuôi tôm mùa nước nên đa số hộ dân nơi đây đều chuẩn bị đồng cho vụ nuôi. Bên cạnh đó khi đồng không có nước, tôm ngày một lớn nhưng diện tích dưới ao quá hẹp ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của tôm.
Trước những khó khăn đặt ra trong vụ nuôi mùa nước nổi, giải pháp trước mắt mà Phòng Kinh tế thị xã Hồng Ngự chủ động hỗ trợ người nuôi là mở lớp tập huấn ứng phó khi nước chưa về nhằm trang bị thêm kiến thức về xử lí nguồn nước, xử lí đáy ao và chăm sóc cho tôm trong khi chờ nước lên.
Tôm nuôi mùa nước nổi năm nay đang gặp nhiều khó khăn do nước còn quá thấp.
Những kiến thức từ các nhà khoa học được kỳ vọng sẽ giúp cho nhiều hộ nuôi kịp thời ứng phó với các vấn đề phát sinh đối với ao nuôi của mình. Dễ nhận thấy nhất là khi không có nước, mật số tôm nuôi trong ao tăng cao do đó nguồn nước dễ bị nhiễm bẩn, làm phát sinh mầm bệnh cho tôm.
Anh Nguyễn Văn Bừa, Xã Bình Thạnh, thị xã Hồng Ngự cho biết, giảng viên trường đại học Cần Thơ đã hướng dẫn bà con làm thêm tầng lưới để tôm ở tầng giữa để chủ động nuôi tôm theo mô hình khép kín, chứ không trông chờ lũ về như trước đây.
Qua tập huấn, nhiều hộ đã áp dụng trên ao nuôi của mình và bước đầu mang lại hiệu quả. Hiện, một số nông dân trên địa bàn xã Bình Thạnh đã liên kết để lắp đặt cống dẫn nước vào ruộng để giúp tôm nuôi trong thời gian này. Dù biết là chi phí đầu tư cao nhưng đây được xem là giải pháp hữu hiệu nhằm tránh một vụ mùa thất bát.
Về phía ngành chuyên môn ở địa phương cũng đã nhận thấy được khó khăn đối với các hộ nuôi tôm. Chính vì thế, trong thời gian qua cũng đã hỗ trợ chi phí cho nông dân lên đê bao lửng cho tôm khi lũ rút. Tuy nhiên, số lượng cũng còn hạn chế. Còn năm nay khác với mọi năm, mùa nước nổi vẫn chưa thấy tăm hơi nên nhiều hộ dù có đê bao lửng cũng không khác gì không có.
Ông Nguyễn Huấn, Phó Trưởng Phòng Kinh tế thị xã Hồng Ngự cho biết, người dân đã nhận thức được vấn đề chăm sóc tôm với mật độ cao trong ao, giúp cho quá trình tăng trưởng của tôm. Tuy nhiên, vấn đề này mang tính chất chữa cháy, tạm thời. Về lâu dài, theo ông Huấn, cần phải tuyên truyền cho người dân nuôi tôm phải lên đê bao lửng hoàn toàn thì mới nuôi bền vững được.
Hiện trên địa bàn thị xã Hồng Ngự diện tích nuôi tôm mùa nước nổi đã giảm chỉ còn hơn 70 ha. Trong số này chỉ có gần 50% diện tích thả nuôi có đê bao lửng. Số còn lại vẫn trông chờ vào con nước nổi hàng năm.
Thực tế cho thấy, với nhiều hộ nuôi vùng đầu nguồn như ở Đồng Tháp thì việc thả tôm mùa nước nổi không còn là một lợi thế mà nó đã trở thành những mùa vụ mang tính rủi ro cao./.
Có thể bạn quan tâm
Theo báo cáo sơ bộ của Sở NN-PTNT Nghệ An thì đến thời điểm này toàn tỉnh có xấp xỉ 40.000 ha lúa bị chết rét, chiếm trên 40% tổng diện tích lúa gieo cấy cả vụ. Trong số này có từ 15.000-16.000 ha lúa gieo thẳng và 24.000-25.000 ha lúa cấy.
Thông tin Bộ Công Thương công bố sẽ cho nhập khẩu 53.000 tấn muối đợt 1 năm 2012 khiến diêm dân ở vùng đồng bằng sông Cửu Long lo âu và bức xúc.
Giá cá tra trượt dốc thảm hại không chỉ làm cho người nuôi cá và các doanh nghiệp chế biến “chết ngộp”, mà còn kéo theo hàng loạt nhà máy sản xuất thức ăn cho cá cũng “chết” theo.
Không phải ai nuôi trăn cũng thành công, thậm chí có người còn trắng tay. Vậy mà trại trăn của anh Thái Vinh Thai ở khóm 4, thị trấn Tri Tôn – An Giang vẫn đầu ra ổn định và ngày càng phát triển. Gần đây anh lại có thêm nhiều hợp đồng xuất khẩu da trăn giúp cho anh thêm tự tin đầu tư nuôi trăn.
Những năm qua, nhờ tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tăng hệ số quay vòng đất, tăng năng suất trên đơn vị diện tích,cây trồng vụ đông ở xã Xuân Lâm (Nam Đàn, Nghệ An) đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, trong đó dưa chuột được xem là một trong những cây chủ lực...