Xuất Khẩu Ớt Trở Lại Thị Trường EU
Ông Mai Xuân Thìn, giám đốc Công ty TNHH Rồng Đỏ (TP.HCM), cho biết đơn vị này vừa xuất khẩu một đơn hàng ớt tươi sang châu Âu bằng đường máy bay sau sáu tháng tạm ngưng.
Đây là một trong năm loại rau của VN gồm húng quế, cần tây, ngò gai, khổ qua và ớt (các loại) mà Cục Bảo vệ thực vật tạm ngưng cấp phép xuất khẩu sang EU kể từ ngày 7-5 vừa qua.
Theo ông Thìn, ngay sau khi nhận được thông tin tạm ngưng xuất khẩu, Rồng Đỏ đã phối hợp với Khu nông nghiệp công nghệ cao TP.HCM, Cục Bảo vệ thực vật xây dựng mô hình trồng thử nghiệm ớt trong nhà lưới để cách ly côn trùng và kiểm soát chặt chẽ các loại hóa chất bảo vệ thực vật. Sau các đợt kiểm tra trong thời gian qua, Cục Bảo vệ thực vật đã tạm cấp hai mã số đầu tiên cho Công ty Rồng Đỏ để xuất khẩu sang EU.
Có thể bạn quan tâm
Thực hiện chương trình phối hợp giám sát vật tư nông nghiệp (VTNN), đoàn giám sát liên ngành do Phó Chủ tịch T.Ư Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) Lều Vũ Điều làm trưởng đoàn đã về làm việc tại huyện Yên Thành, Nghệ An.
Quang Thuận là địa phương nằm trong vùng quy hoạch trồng cây cam, quýt của tỉnh Bắc Kạn và là xã có diện tích lớn nhất huyện Bạch Thông.
“Nhờ cần cù, chịu khó và ham học hỏi, lại mạnh dạn áp dụng khoa học - kỹ thuật vào trồng trọt nên hai hội viên Trần Tấn Hiếu và Võ Thi đều có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm”
Gia đình bà Bùi Thị Mầu, khu phố Hoà Tháp, phường Đông Mai, TX Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh sau nhiều năm gặp khó khăn do đầu tư trồng cây vải thiều với chi phí chăm sóc lớn, cộng với việc tiêu thụ quả vải gặp trở ngại.
Ở phía Bắc, nói tới nhãn, người ta chỉ nghĩ tới nhãn lồng Hưng Yên. Không nhiều người biết miền núi phía Bắc mới là "thủ phủ nhãn".