Xây nhà tiền tỷ từ 2 triệu đồng
Từ 10m2 ao đến căn nhà tiền tỷ
Sinh ra tại huyện Văn Chấn – nơi được biết đến là mảnh đất của loài ba ba gai tỉnh Yên Bái, anh Hùng đã bén duyên với nghề nuôi ba ba từ sớm.
Trước kia, anh Hùng công tác bên ngành lương thực, lương tháng chẳng đủ lo cho gia đình, lại sẵn cái “máu” làm ăn nên anh quyết định nghỉ việc ở nhà tìm cách phát triển kinh tế.
Qua nghiên cứu, tìm hiểu thông tin trên báo đài và trực tiếp chứng kiến hiệu quả kinh tế từ việc nuôi ba ba của một số người đi trước, anh Hùng quyết định nuôi thử.
Ban đầu, anh nuôi thử 20 con (vốn đầu tư chỉ 2 triệu đồng), sau khi trừ chi phí, lứa ba ba đầu tiên cho lãi khoảng 2 triệu đồng.
Nhận thấy nuôi ba ba vừa nhàn hạ vừa cho lãi gấp đôi, cộng thêm sức tiêu thụ trên thị trường lớn, cung không đủ cầu, anh Hùng quyết định đầu tư mở rộng diện tích ao.
Ngoài ra, anh còn xây thêm “nhà ấp trứng” với nền cát sạch, nhiệt độ và độ ẩm luôn phù hợp để tập trung ba ba mẹ vào mùa sinh sản.
Tính đến nay, anh đã có 800m2 ao, chuồng với khoảng trên 1.300 con, trị giá cả tỷ đồng.
Nuôi ba ba vừa có thể bán thịt, vừa bán giống.
Mỗi năm, anh Hùng xuất bán khoảng 700 -1.000kg ba ba thịt, trừ chi phí còn lãi 300 triệu đồng, cộng với khoảng 200 triệu đồng tiền bán ba ba giống.
Bằng tiền lãi từ nuôi ba ba, năm 2010, gia đình anh Hùng đã xây được căn nhà khang trang với tổng chi phí khoảng 1,3 tỷ đồng.
Chìa khóa thành công
" Ba ba thường sinh sản vào cuối mùa hè (khoảng từ tháng 5 đến tháng 8).
Trong thời gian ấp trứng, người nuôi cần thường xuyên kiểm tra “nhà ấp trứng”, đảm bảo nhiệt độ ở mức 32 – 35 độ C, độ ẩm nền cát từ 80-82% để trứng nở đạt tỷ lệ cao” .
Anh Hà Tiến Hùng
Đánh giá về mô hình nuôi ba ba của anh Hùng, anh Nguyễn Xuân Hiệu – Chủ tịch Hội ND phường Yên Ninh nói: “Đây là một mô hình điểm về phát triển kinh tế của phường nói riêng và thành phố Yên Bái nói chung.
Tuy nhiên, việc nhân rộng mô hình lại là bài toán khó với không chỉ từng hội viên mà còn với Hội ND phường…”.
Theo ông Hiệu, cái khó ở chỗ, nhiều hộ nhìn thấy được hiệu quả cao, nhưng vốn đầu tư ban đầu cũng không nhỏ.
Nhiều hội viên muốn học hỏi và làm theo nhưng lại không đủ vốn để xây dựng nên bà con phải đi từ quy mô nuôi nhỏ, lẻ”.
Ông Hiệu cũng khẳng định, thời gian tới, Hội ND phường Yên Ninh sẽ đề xuất với Hội cấp trên, bên ngân hàng để bà con được tiếp cận các nguồn vốn hỗ trợ nhằm nhân rộng mô hình nuôi ba ba hiệu quả… Tuy nhiên, là người có kinh nghiệm, anh Hùng khuyến cáo: “Việc đầu tư nuôi ba ba còn phải xét đến nhiều yếu tố như địa hình, nguồn nước, khí hậu...
Người nuôi cần phải biết nắm bắt thị trường, quản lý tốt, tính toán kỹ trước khi đầu tư thì mới có hiệu quả…”.
Có thể bạn quan tâm
Những năm gần đây, nghề ươm giống cây lâm nghiệp đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần xóa đói, giảm nghèo cho nhiều hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, nhất là ở khu vực miền núi.
Trong số những giống cây trồng mới được đưa ra, nhiều hộ dân đã chọn giống mít nghệ làm cây trồng thí điểm. Từ 10 đến 20 cây trồng thử ban đầu, đến nay nhiều gia đình đã tự mua thêm cây giống để sản xuất trên diện tích nhiều hécta.
Đến ấp 7, xã Khánh Bình Đông, huyện Trần Văn Thời (Cà Mau), hỏi ông Hai làm lờ cá, thì hầu như ai cũng biết. Đó là ông Thạch Lợi (67 tuổi), một tấm gương vượt khó vươn lên thoát nghèo tiêu biểu của người dân tộc Khmer.