Khấm khá nhờ nuôi dế
Khởi nghiệp bằng nghề thợ xây mưa nắng dãi dầm nhưng cuộc sống vẫn chật vật, anh Hưng lên đường vào Nam lập nghiệp.
Qua nhiều thăng trầm, người thanh niên trẻ vẫn chưa thể tìm ra sinh kế hiệu quả cho đến khi anh tình cờ xem một phóng sự về nuôi dế trên truyền hình.
Nghĩ là làm, anh bắt tay ngay vào thực hiện mô hình này tại Bình Dương với chỉ vỏn vẹn vài triệu đồng trong tay.
Thời gian đầu anh gặp thất bại vì dế chết hàng loạt.
Để cải thiện kỹ thuật, anh theo chân một người bà con sang Thái Lan tiếp tục học tập mô hình nuôi dế rồi quay về ngày đêm nghiên cứu cách chăm sóc dế đúng quy trình nhất.
Sau đó, anh Hưng quyết về quê nhà tại Điện Thắng để thực hiện hoài bão của mình.
Qua bảy năm, với sự dám nghĩ dám làm, thành công đã mỉm cười với anh Hưng.
Chỉ cần căn phòng nhỏ với diện tích khoảng 50m2, anh Hưng kê thêm ba kệ tủ là có thể xuất được khoảng 5kg dế thịt một ngày với giá khoảng 200 ngàn đồng/kg.
Ngoài ra lượng dế không đạt yêu cầu anh Hưng lấy ngắn nuôi dài làm thức ăn cho rắn mối hoặc bán làm mồi cho chim.
Hiện tại, anh Hưng cũng có một chuồng rắn mối với khoảng 700 con, giá rắn mối trên thị trường xấp xỉ 50 ngàn đồng/kg.
Sắp đến, anh Hưng còn dự tính mở rộng quy mô nuôi rắn mối bởi hiện tại nguồn cầu đã vượt cung rất nhiều.
Anh Hưng tâm sự: “Nhìn con dế nhỏ xíu, nhẹ hều nên nhiều người nghĩ rằng bao giờ cho đủ một ký dế bán mà nuôi cho mệt nhưng thực ra một con dế giống đã có thể sinh sản một ký dế thịt.
Giá dế cực kỳ ổn định mà nguồn cầu rất nhiều, không ít lần khách lạ đặt hàng tôi không dám nhận vì sợ không đủ số lượng để cung cấp”.
Thị trường hiện tại của trại dế Ba Hưng phủ rộng khắp toàn quốc, loại dế vàng mà anh Hưng mày mò lai từ dế cơm và dế chó thịt rất thơm ngon nên được các nhà hàng, quán nhậu khắp nơi ưa chuộng.
Ngoài phát hành các tập sách để hướng dẫn kỹ thuật nuôi loại côn trùng này, anh Hưng còn tỉ mỉ hướng dẫn cặn kẽ mọi thao tác như cách vệ sinh dế, kỹ thuật đẻ, úm con… cho nhiều nông dân ở Đại Lộc, Duy Xuyên, Tam Kỳ muốn tìm hiểu nhân rộng mô hình này.
Trại của anh cũng nhận thu mua dế sống từ chính các hộ mà anh hỗ trợ kỹ thuật với giá chênh lệch rất ít nhằm hỗ trợ tối đa cho người nuôi.
Ông Trương Công Liên - Chủ tịch Hội Nông dân xã Điện Thắng Trung cho biết, tinh thần đam mê, nghị lực làm giàu của Hưng rất đáng học hỏi.
Bởi một số hộ dân trên địa bàn dù được anh Hưng hướng dẫn nhiệt tình nhưng do không có sự kiên trì nên đều bỏ cuộc giữa chừng”.
Có thể bạn quan tâm
Theo kết quả theo dõi, rầy nâu trưởng thành vào đèn trên địa bàn TP đã ghi nhận từ đêm 09/08/2011 đến 14/08/2011 mật số rầy vào đèn khá cao, 12.460 con/bẫy/đêm ở Nhật Tân – Bình Chánh, bằng ½ cùng kỳ năm 2010 (24.600 con/bẫy/đêm)
Mặc dù đã bước qua tuổi 70, nhưng ông Lê Đình Xuân ở Khánh Hòa đã nghiên cứu và xây dựng được mô hình VAC (vườn, ao, chuồng) mới rất hiệu quả: Trồng xoài - thả cá - nuôi lợn rừng.
Đưa chúng tôi đến tận chân đê bao, ông Nguyễn Văn Khâm - Chủ tịch HTX Thanh Phong (xã Tân Thuận, huyện Hàm Thuận Nam - Bình Thuận) tỏ vẻ phấn khởi khi nói về mô hình muối - tôm
Cá lăng chấm (Hemibagrus guttatus) là loài cá quý hiếm hoang dã sống trên hệ thống sông Hồng. Thịt cá mềm, thơm ngon, ít xương dăm, giàu chất dinh dưỡng, được liệt vào hàng đặc sản. Cá lăng chấm sống ở những vùng nước sạch, có dòng chảy nhẹ. Hiện nay, cá lăng chấm bị khai thác rất mạnh đến mức cạn kiệt
Theo Viện trưởng Lê Quốc Doanh thì lạc dại (Arachis pintoi) là cây họ đậu thuộc loại thân bò, sinh trưởng vô hạn, hoa có màu vàng tươi, hạt nhỏ (8-12mm x 4-6mm), màu nâu nhạt, rễ có nhiều nốt sần có khả năng cố định đạm từ nitơ khí trời rất tốt. Lạc dại dễ trồng, sinh trưởng, phát triển nhanh, có thể thích ứng với nhiều loại đất từ đất xấu bạc màu, nghèo dinh dưỡng, đất đồi núi dốc đến đất cát, đất chua mặn ven biển.