Xuất khẩu nông sản tiếp tục sụt giảm

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản tháng 8 ước đạt 2,38 tỷ USD. Tính chung 8 tháng, giá trị xuất khẩu là 19,31 tỷ USD, giảm 4,8% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong đó, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính đạt 9,18 tỷ USD, giảm 7,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Một số sản phẩm chủ lực đều giảm mạnh như: cà phê, cao su và gạo.
Trong 8 tháng, xuất khẩu cà phê đạt 874.000 tấn với tổng giá trị 1,79 tỷ USD, giảm 32,7% về khối lượng và giảm 33,1% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy có tăng về khối lượng song giá trị giảm khiến kim ngạch cao su xuất khẩu chỉ đạt 922 triệu USD giảm 10,2% về giá trị so với cùng kỳ. Gạo xuất khẩu đạt 4,09 triệu tấn, trị giá 1,76 tỷ USD, giảm 8,6% về khối lượng và giảm 13,1% về giá trị so với cùng kỳ.
Điều là mặt hàng duy nhất tăng trưởng cả về khối lượng và giá trị xuất khẩu trong 8 tháng với 214.000 tấn đạt 1,55 tỷ USD, tăng 8,4% về khối lượng và tăng 22% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Mỹ, Hà Lan và Trung Quốc vẫn là 3 thị trường nhập khẩu điều lớn nhất của Việt Nam.
Trong nhiều nguyên nhân, theo Bộ Nông nghiệp, việc Trung Quốc - thị trường truyền thống của nhiều mặt hàng nông sản phá giá đồng nhân dân tệ tác động tới nhiều kim ngạch xuấ khẩu Việt Nam. Trong đó, đáng kể nhất là cao su.
Cụ thể, giá cao su nguyên liệu trong tháng 8 giảm mạnh. Giá mủ loại 32 độ mỗi kg tại Bình Phước, Đồng Nai, Gia Lai, Bình Dương đồng loạt giảm từ 2.400 - 7.000 đồng khiến giá thu mua trung bình chỉ còn 6.720 - 23.800 đồng/kg.
Có thể bạn quan tâm

Trước thông tin dịch bệnh xảy ra ở một số tỉnh miền Trung, phía Bắc và việc Trung Quốc cấm nhập khẩu thịt từ Việt Nam, giá heo hơi chỉ còn khoảng 3,6 triệu – 3,8 triệu đồng/tạ (giảm hơn 700.000 đ/tạ so cùng kỳ). Với mức giá này, người nuôi heo trong tỉnh An Giang lỗ từ 200.000 đ – 400.000 đ/tạ, do giá thành mỗi tạ heo khoảng 4 triệu đồng. Đây là nguyên nhân chính tác động đến phát triển nghề nuôi heo ở các địa phương, đến thời điểm 1-4, tổng đàn toàn tỉnh An Giang khoảng 167.000 con, giảm 6% so với cùng kỳ.

Ngày 27/5, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Trị cho biết, dịch bệnh trên tôm xảy ra ở nhiều hồ nuôi của các hộ gia đình, theo kết quả xét nghiệm thì nguyên nhân dịch bệnh ở một số hồ nuôi được xác định là do bệnh teo gan, số còn lại chưa rõ nguyên nhân.

Năm 2013, huyện Vạn Ninh thả nuôi trên 180 ha tôm chân trắng, trong đó nuôi thâm canh theo công nghệ cao chiếm 25%, còn lại nuôi trong ao đất. Đối với tôm nuôi trong ao đất, tình hình vẫn không khả quan do tôm bị dịch. Tuy nhiên, các hộ nuôi tôm theo công nghệ cao lại được mùa do đảm bảo được các yếu tố như thức ăn, nguồn nước, môi trường.

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau, ông Lê Văn Sử cho biết, sau thời gian thí điểm thành công chương trình bảo hiểm nông nghiệp, tỉnh Cà Mau tiếp tục đẩy mạnh chương trình theo hướng mở rộng quy mô cả hộ tham gia và diện tích đất sản xuất.

Nhiều doanh nghiệp sản xuất, chế biến thức ăn chăn nuôi cho rằng, việc tiêu thụ sản phẩm ngô, đậu tương tại ĐBSCL, theo đề án chuyển đổi đất trồng lúa, hiện còn nhiều khó khăn do thiếu hệ thống sấy, chế biến, giá cả không cạnh tranh…