Trồng Cà Phê + Mắc Ca + Nuôi Cá Tầm
Ông Vũ Xuân Trường - Chủ tịch Hội Nông dân huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng dẫn chúng tôi đi tham quan trang trại Năm Ngọ, tức Trần Văn Ngọ rộng 32 ha, tọa lạc tại thôn Liên Hồ, xã Liên Hà, huyện Lâm Hà.
Từ trên đỉnh đồi nhìn xuống trang trại tựa như một bức tranh thiên nhiên đẹp hoàn mỹ. Vừa qua khỏi cổng trang trại là khu nuôi heo rừng, lúc cao điểm lên tới vài trăm con. Dọc hai bên đường là những cây bơ ghép giống của Mỹ, cây mắc ca 2 năm tuổi, xanh mơn mởn, đan xen dưới tán cà phê nặng trĩu quả, đỏ rực đang chờ người thu hái. Dưới chân đồi là hồ nước trong xanh, xa xa bồng bềnh những lồng bè đang nuôi cá tầm thương phẩm, cung cấp cho thị trường Đà Lạt và TPHCM.
Ông Trường cho biết: “Trang trại của anh Trần Văn Ngọ là một trong những trang trại lớn nhất nhì huyện Lâm Hà, phát triển theo hướng bền vững và làm ăn rất hiệu quả. Anh không chỉ giỏi canh tác cây cà phê mà còn đi tiên phong trồng cây mắc ca xen dưới tán cà phê, mới đây anh còn đầu tư lồng bè để nuôi cá tầm thương phẩm cung cấp cho thị trường”.
Khởi nghiệp từ cây Cà Phê Catimor
Trao đổi với chúng tôi, anh Ngọ tâm sự: Hồi đó ở đây còn hoang vu lắm, đất rất rẻ, tôi gom được một số vốn và vay thêm của bạn bè mua được 12 ha đất cỏ tranh, hai vợ chồng lăn lưng tối ngày để cày cuốc. Sau đó tôi lặn lội tìm kiếm thông tin, đi tham quan một số xã đã trồng cà phê trong vùng, thấy người dân hầu hết trồng cà phê sẻ (Robusta). Qua nghiên cứu cho thấy cây cà phê Catimor hiệu quả kinh tế cao hơn, thời gian trồng cho quả nhanh hơn, thế là tôi quyết định mua giống cà phê Catimor về trồng.
Hồi mới trồng cà phê Catimor, ai nhìn thấy cũng chê bai, lắc đầu, nhiều người nói trồng cà phê sẻ chẳng ăn ai, huống hồ trồng cây bé tí ti. Ai nói ngược, nói xuôi mặc ai, anh Ngọ vẫn quyết tâm theo tới cùng. Đất không phụ công người, trang trại cà phê Catimor phát triển tốt, giá bán cao hơn so với cà phê sẻ.
Anh Ngọ cho hay, nếu so với trồng cà phê sẻ (Robusta) thì trồng cà phê Catimor nhàn hơn nhiều, giá cả chênh lệch từ 6.000 – 10.000đ/kg. Trồng 3 năm cây cà phê cho thu hoạch, trong khi cà phê sẻ phải mất 5 năm. Thời gian thu hoạch cà phê Catimor rất sớm vào tháng 9 dương lịch, cà phê sẻ thu vào tháng 12. Chính vì vậy trồng cà phê Catimor giảm thời gian chăm sóc. Nếu tính số cây trên cùng một đơn vị diện tích thì trồng cà phê Catimor sẽ tăng gấp 4 lần, đặc biệt khi thu hoạch cà phê Catimor không cần phải phơi, bán tươi 100%, thu hoạch tới đâu mối tới tận vườn để cân và giao tiền liền.
Nhờ mấy năm cà phê được mùa, có giá, gia đình anh Ngọ có “bát ăn bát để”, anh lại đầu tư mua thêm đất, tiếp tục trồng mới, dần dà trang trại của anh lên tới 32 ha trong đó có 30 ha vừa cà phê sẻ vừa cà phê Catimor; 2 ha vừa làm nhà ở và làm khu nuôi heo rừng.
Trồng xem cây Mắc Ca trong vườn Cà Phê
Năm 2009 tình cờ trong một lần ghé thăm Viện Khoa học nông lâm nghiệp Tây Nguyên, anh thấy ở đây đã trồng thử nghiệm thành công 3 ha mắc ca trồng xen cây cà phê, đặc biệt hiệu quả kinh tế rất cao vì được dùng chiết xuất làm giàu thực phẩm, anh liền học hỏi kinh nghiệm và mua giống mắc ca về trồng.
Anh Ngọ cho biết, ở Lâm Đồng thường có hai mùa, mùa mưa và mùa khô nên thời vụ trồng cây thường vào đầu mùa mưa thời gian từ tháng 6 – 8 hàng năm. Mật độ trồng xen trong vườn cà phê là 10 m x 10 m = 100 cây/ha. Do bộ rễ của cây mắc ca khó phát triển sâu nên việc đào hố kích thước lớn rất quan trọng. Quy cách đào hố trồng thường là: 0,6 x 0,6 x 0,8m; mỗi hố trộn 15 kg phân chuồng hoai mục, 1kg vôi bột trộn đều với lớp đất mặt ủ trước khi trồng 1 – 2 tháng.
Cách trồng: giống mắc ca ghép, cây to khỏe đạt 50 cm trở nên, phần ngọn ghép đã phải phát lộc được 2 lần và đạt chiều dài 30 cm, vết ghép đã hoàn toàn liền sẹo, dùng dao sắc rạch bịch, hạ cây xuống giữa hố, lấy tay nèn chặt cây con và tưới nước luôn để giữ ẩm; mùa mưa không cần tưới, mùa khô tưới từ 2 – 3 lần/ tuần.
Sau khi trồng được 20 ngày tiến hành tưới phân urê và phân NPK, lượng phân không đáng kể. 30 ngày sau phát lá non cần tưới thúc một lần cho đến ngày thứ 70 – 80. Mỗi lần tưới 10g urê, 15g NPK pha với 10 lít nước tưới. Mùa khô cần phủ rơm rạ hoặc cỏ, cây họ đậu lên gốc cây một lớp dày 10 – 15cm. Không để lớp phủ này gần thân cây để tránh thối mục. Sau khi trồng được 30 ngày cần kiểm tra vườn cây, loại bỏ những cây chết, cây xấu, dăm lại cây mới.
Trong 2 năm đầu chủ yếu dùng phân hỗn hợp NPK tỷ lệ 15 – 4 – 11, sử dụng khoảng 50g cho 1 cây/lần và 70g cho cây/lần trong năm thứ 3 và thứ 4, kết hợp bón thêm phân hữu cơ và phân bón lá tùy theo thời gian sinh trưởng của cây và tăng dần theo từng năm. Tính tới nay anh đã trồng xen được 15 ha cây mắc ca (năm thứ 2) dưới tán cà phê Catimor.
Khát vọng làm giàu từ Cá Tầm
Đầu năm 2010 anh Ngọ phối hợp với Công ty Cá Tầm Việt, nuôi cá tầm thương phẩm, bước đầu đem lại kết quả rất khả quan, cá phát triển tốt. Anh cho biết thịt cá tầm giàu đạm, hàm lượng dinh dưỡng cao, bổ dưỡng; đặc biệt trứng cá tầm giá trị kinh tế rất cao, hiện nay giá trứng cá tầm nhập khẩu tới hàng ngàn đô la Mỹ mỗi kg.
Từ trên đỉnh đồi nhìn xuống trang trại tựa như một bức tranh thiên nhiên đẹp hoàn mỹ. Vừa qua khỏi cổng trang trại là khu nuôi heo rừng, lúc cao điểm lên tới vài trăm con. Dọc hai bên đường là những cây bơ ghép giống của Mỹ, cây mắc ca 2 năm tuổi, xanh mơn mởn, đan xen dưới tán cà phê nặng trĩu quả, đỏ rực đang chờ người thu hái |
Để tìm hiều về vấn đề này, chúng tôi tìm gặp kỹ sư nuôi trồng thủy sản Nguyễn Đình Quyền, ông cho biết: Nhiệt độ nước là yếu tố quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng và sinh sản của cá tầm. Nhiệt độ tối ưu cho sự sinh trưởng của cá từ 15 – 250 C và thích hợp cho thời gian ấp nở trứng ra cá bột 10 – 18oC; Độ pH tốt nhất cho công tác nuôi cá tầm từ 6,5 – 8,5. Nói chung tỉnh Lâm Đồng có nhiều triển vọng nuôi cá tầm, tuy nhiên hầu hết các đơn vị vẫn phải nhập giống và thức ăn từ nước ngoài, chưa chủ động được con giống, mặt khác các đơn vị còn thiếu cán bộ kỹ thuật thủy sản, chưa có kinh nghiệm nhiều trong việc nuôi cá nước lạnh.
Qua việc mở trang trại, chỉ tính riêng trồng cà phê, một năm gia đình anh Trần Văn Ngọ thu nhập trên dưới 5 tỷ đồng. Anh đã xây được nhà lầu, tậu xe Camry và nuôi 2 con gái đang học Cao đẳng và Đại học ở TPHCM. Chưa kể 15 ha trồng xen cây mắc ca, 5.000 cây bơ ghép giống của Mỹ và nuôi cá tầm (chưa có thu nhập).
Có thể bạn quan tâm
Để đáp ứng nhu cầu con tôm giống chất lượng phục vụ người nuôi tôm, trong thời gian qua, nhiều trại giống đã đầu tư công nghệ mới trong sản xuất. Tuy vậy, tôm giống ở Cà Mau hầu như bán với giá thấp hơn nhiều so với con giống ngoài tỉnh bởi chưa có thương hiệu.
Cầm trong tay tấm bằng cử nhân ngành Quản trị kinh doanh, chàng trai 22 tuổi Phạm Văn Hiếu (thôn Bồng Lai, xã Hiệp Thạnh, Đức Trọng - Lâm Đồng) quyết tâm trở về quê nhà để lập nghiệp. Công việc mà Hiếu chọn để khởi nghiệp cũng khá đặc biệt, đó là chăn nuôi bò sữa cho nghe nhạc.
Năm 2014, Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp Bảo Yên được giao trồng 1.450 ha rừng sản xuất. Trên cơ sở kế hoạch giao, công ty đã họp và tổ chức cho nhân dân đăng ký nhu cầu trồng rừng mới. Theo đó, người dân của các xã trong vùng nguyên liệu đã đăng ký trồng mới 1.000 ha cây quế. Đây là năm đầu tiên, huyện Bảo Yên trồng quế với diện tích lớn như vậy.
Rau Ninh Đông ở thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa) đã được Trung tâm Chất lượng nông lâm thủy sản vùng 3 – Cục Quản lý Chất lượng nông lâm thủy sản Việt Nam chứng nhận đảm bảo chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm theo tiêu chuẩn VietGap. Đây là nội dung chính được nhắc đến tại Hội nghị tổng kết “Mô hình chuỗi cung cấp thực phẩm rau an toàn” do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Khánh Hòa tổ chức vào sáng 16/9 tại Nha Trang.
Năm nay, anh Lê Hữu Trường đã bước sang tuổi 34, vậy mà anh vẫn chưa tính đến chuyện lập gia đình. Tìm hiểu mới biết, chàng kỹ sư này đang mải mê làm giàu từ vườn chanh hoa tím cùng với việc nghiên cứu, xử lý và điều trị các loại bệnh trên cây trồng.