Xuất khẩu nông sản tiếp tục sụt giảm
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản tháng 8 ước đạt 2,38 tỷ USD. Tính chung 8 tháng, giá trị xuất khẩu là 19,31 tỷ USD, giảm 4,8% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong đó, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính đạt 9,18 tỷ USD, giảm 7,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Một số sản phẩm chủ lực đều giảm mạnh như: cà phê, cao su và gạo.
Trong 8 tháng, xuất khẩu cà phê đạt 874.000 tấn với tổng giá trị 1,79 tỷ USD, giảm 32,7% về khối lượng và giảm 33,1% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy có tăng về khối lượng song giá trị giảm khiến kim ngạch cao su xuất khẩu chỉ đạt 922 triệu USD giảm 10,2% về giá trị so với cùng kỳ. Gạo xuất khẩu đạt 4,09 triệu tấn, trị giá 1,76 tỷ USD, giảm 8,6% về khối lượng và giảm 13,1% về giá trị so với cùng kỳ.
Điều là mặt hàng duy nhất tăng trưởng cả về khối lượng và giá trị xuất khẩu trong 8 tháng với 214.000 tấn đạt 1,55 tỷ USD, tăng 8,4% về khối lượng và tăng 22% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Mỹ, Hà Lan và Trung Quốc vẫn là 3 thị trường nhập khẩu điều lớn nhất của Việt Nam.
Trong nhiều nguyên nhân, theo Bộ Nông nghiệp, việc Trung Quốc - thị trường truyền thống của nhiều mặt hàng nông sản phá giá đồng nhân dân tệ tác động tới nhiều kim ngạch xuấ khẩu Việt Nam. Trong đó, đáng kể nhất là cao su.
Cụ thể, giá cao su nguyên liệu trong tháng 8 giảm mạnh. Giá mủ loại 32 độ mỗi kg tại Bình Phước, Đồng Nai, Gia Lai, Bình Dương đồng loạt giảm từ 2.400 - 7.000 đồng khiến giá thu mua trung bình chỉ còn 6.720 - 23.800 đồng/kg.
Related news
Thanh long được coi là cây xóa đói giảm nghèo và cũng là cây làm giàu của Bình Thuận. Những năm qua, cây thanh long đã mang lại kim ngạch xuất khẩu cho tỉnh và cũng làm thay đổi diện mạo nhiều vùng đất đai kém màu mỡ ở đây. Từ hiệu quả trông thấy, cây thanh long đang tiếp tục được đầu tư phát triển trên vùng đất nắng gió này.
Hiện nay, môi trường nuôi trồng thủy sản tại một số vùng nuôi trong tỉnh Phú Yên không ổn định; độ mặn và độ kiềm trong nước rất thấp; ô nhiễm dinh dưỡng và ô nhiễm vi sinh cũng được phát hiện ở các vùng nuôi. Ngoài ra, bệnh tôm nuôi cũng tiếp tục diễn biến phức tạp tại các vùng nuôi thuộc huyện Tuy An…
Nuôi bò sữa ở vùng ngoại thành TPHCM đạt hiệu quả khá cao. Nhưng do tốc độ đô thị hóa và lao động ngày càng khan hiếm, nên người nuôi bò sữa TP từng bước cơ giới hóa các khâu. Giờ đây, các hộ nuôi bò sữa bắt đầu thấy rõ lợi ích việc sử dụng thiết bị khâu vắt sữa.
UBND huyện Phù Mỹ là cơ quan được giao quyền quản lý sử dụng giấy chứng nhận kể trên. Các sản phẩm được bảo hộ gồm: Củ kiệu khô, củ kiệu đã bảo quản, dưa làm từ củ kiệu, củ kiệu muối, củ kiệu tươi; các dịch vụ mua bán củ kiệu tươi, củ kiệu khô, củ kiệu đã bảo quản và chế biến.
Do thiếu công nghệ chế biến nên đặc điểm các loại nấm SX trong nước khi bán ra thị trường thường "thô", ít được người tiêu dùng lựa chọn.