Xuất Khẩu Nông, Lâm, Thuỷ Sản Vượt Ngưỡng 28 Tỷ USD

Theo báo cáo mới nhất của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thông, trong 11 tháng năm 2014 tổng giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thuỷ sản đạt trên 28 tỷ USD
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thông vừa công bố báo cáo tình hình xuất nhập khẩu nông, lâm, thuỷ sản 11 tháng năm 2014.
Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản tháng 11 ước đạt 2,66 tỷ USD, đưa giá trị xuất khẩu của ngành 11 tháng đầu năm 2014 lên 28,20 tỷ USD, tăng 12,1% so với cùng kỳ năm 2013.
Trong đó, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 13,19 tỷ USD, tăng 10,5%. Giá trị xuất khẩu thuỷ sản ước đạt 7,22 tỷ USD, tăng 19,3%.
Giá trị xuất khẩu các mặt hàng lâm sản chính ước đạt 5,88 tỷ USD, tăng 12,9% so với cùng kỳ năm 2013.
Nhiều mặt hàng đạt giá trị xuất khẩu cao.
Gạo: Khối lượng gạo xuất khẩu tháng 11 ước đạt 443 nghìn tấn với giá trị 217 triệu USD đưa khối lượng xuất khẩu gạo 11 tháng đầu năm 2014 ước đạt 6,03 triệu tấn và 2,79 tỷ USD, giảm 2,7% về khối lượng, nhưng lại tăng 1,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2013.
Cà phê: Tháng 11 xuất khẩu cà phê ước đạt 72 nghìn tấn với giá trị đạt 165 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu cà phê 11 tháng đầu năm ước đạt 1,56 triệu tấn và 3,26 tỷ USD, tăng 33,4% về khối lượng vtà ăng 32,2% về giá trị so cùng kỳ năm 2013.
Đức và Hoa Kỳ tiếp tục là hai thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của Việt Nam với thị phần lần lượt là 13,45% và 10,04%.
Cao su: Ước tính khối lượng xuất khẩu cao su tháng 11 đạt 113 nghìn tấn với giá trị 166 triệu USD, với ước tính này 11 tháng đầu năm 2014 xuất khẩu cao su đạt 954 nghìn tấn với giá trị đạt 1,62 tỷ USD, tăng 0,5% về khối lượng nhưng lại giảm 27% về giá trị so với cùng kỳ năm 2013.
Giá cao su xuất khẩu bình quân 10 tháng đầu năm 2014 đạt 1.724 USD/tấn, giảm 26,65% so với cùng kỳ năm 2013.
Chè: Khối lượng xuất khẩu chè tháng 11 ước đạt 11 nghìn tấn với giá trị đạt 20 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu chè 11 tháng đầu năm ước đạt 121 nghìn tấn với giá trị đạt 206 triệu USD, giảm 5,2% về khối lượng nhưng lại tăng 0,3% về giá trị so với cùng kỳ.
Giá chè xuất khẩu bình quân 10 tháng đầu năm 2014 đạt 1.698 USD/tấn, tăng 5,33% so với cùng kỳ năm 2013.
Hạt điều: Khối lượng hạt điều xuất khẩu tháng 11 ước đạt 24 nghìn tấn với giá trị 161 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu điều 11 tháng đầu năm 2014 đạt 281 nghìn tấn với 1,84 tỷ USD, tăng 18,2% về khối lượng và tăng 22,6% về giá trị so với cùng kỳ.
Giá hạt điều xuất khẩu bình quân 10 tháng đầu năm 2014 đạt 6.536 USD/tấn, tăng 3,23% so với cùng kỳ năm 2013. Hoa Kỳ, Trung Quốc và Hà Lan vẫn duy trì là 3 thị trường nhập khẩu điều lớn nhất của Việt Nam chiếm lần lượt 32,79%, 15,02% và
Tiêu: Khối lượng tiêu xuất khẩu tháng 11 ước đạt 6 nghìn tấn, với giá trị đạt 54 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu tiêu 11 tháng đầu năm lên 151 nghìn tấn với giá trị 1,162tỷ USD, tăng 18,1% về khối lượng và tăng 35,7% về giá trị so với cùng kỳ năm 2013.
Giá tiêu xuất khẩu bình quân 10 tháng đầu năm 2014 đạt 7.625 USD/tấn, tăng 14,26% so với cùng kỳ năm 2013.
Gỗ và sản phẩm gỗ: Ước giá trị xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ tháng 11 đạt 556 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu 11 tháng đầu năm đạt 5,58 tỷ USD, tăng 12,7% so với cùng kỳ năm 2013.
Xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ 10 tháng đầu năm sang hầu hết các thị trường chính đều tăng, ngoại trừ thị trường Trung Quốc giảm 9,37%; Hoa Kỳ và Nhật Bản có mức tăng trưởng lần lượt là 14,17% và 19,47% so với cùng kỳ năm 2013.
Thuỷ sản: Giá trị xuất khẩu thủy sản tháng 11 ước đạt 666 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu 11 tháng đầu năm đạt 7,22 tỷ USD, tăng 19,3% so với cùng kỳ năm 2013.
Hoa Kỳ vẫn duy trì được vị trí là thị trường nhập khẩu hàng đầu của thủy sản Việt Nam, chiếm 21,85% tổng giá trị xuất khẩu.
Sắn và các sản phẩm từ sắn: Khối lượng xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn trong tháng 11 ước đạt 244 nghìn tấn, với giá trị đạt 92 triệu USD đưa tổng khối lượng xuất khẩu mặt hàng này 11 tháng đầu năm đạt 2,96 triệu tấn với giá trị đạt 994 triệu USD, tăng 3,2% về khối lượng so với cùng kì.
Nguồn bài viết: http://cafef.vn/hang-hoa-nguyen-lieu/xuat-khau-nong-lam-thuy-san-vuot-nguong-28-ty-usd-201411261613491171ca39.chn
Có thể bạn quan tâm

Nhớ lần đầu gặp ông Cao Văn Minh khai thác tư liệu viết bài Con thuyền trong đời sống tín ngưỡng, ông đón tôi trước hiên nhà, nói một tràng mà quên cả việc mời vào nhà. Lần ấy, ông còn cẩn thận cho tôi mượn bộ đĩa lưu lại những lễ hội nghề biển Nại Hiên Đông do ông làm chủ tế.

Sau Lễ khai cửa biển đầu năm, ngư dân xã Phước Diêm và Cà Ná (Thuận Nam, Ninh Thuận) phát hiện có luồng cá chủ yếu là cá cơm, cá trích và mực nhỏ. Chiều mùng 3 tết Âm lịch, hầu hết các thuyền của ngư dân của 2 xã đồng loạt ra quân khai thác nên đạt sản lượng khá cao, đây là tín hiệu đáng mừng, đánh dấu một mùa vụ thuận lợi trong năm mới.

Tốt nghiệp khoa Kinh tế xây dựng Trường đại học Giao thông Vận tải TP Hồ Chí Minh, Văn Tấn Thanh Tùng (SN 1984) ở khu phố Phú Hiệp 2, thị trấn Hòa Hiệp Trung (huyện Đông Hòa, Phú Yên) về quê lập nghiệp bằng cách nuôi tôm. Đến nay, mỗi năm anh lãi hàng tỉ đồng từ nuôi tôm và trở thành “đại gia” tôm thẻ chân trắng ở vùng cát này. Anh là một trong bốn thanh niên tiêu biểu trong toàn quốc vừa được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tặng bằng khen.

Trắm đen là một trong số các loại cá đặc sản nước ngọt không những có chất lượng thịt thơm ngon, hàm lượng dinh dưỡng cao mà còn có một số tác dụng tốt trong y học nên được người dân ưa chuộng. Với tốc độ tăng trưởng nhanh, giá thành trên thị trường cao, từ 120.000-140.000 đồng/kg, các mô hình nuôi cá trắm đen đã đem lại hiệu quả cao cho người nuôi.

Cá ngừ đại dương Phú Yên có mặt trong 10 đặc sản, hải sản nổi tiếng mà Trung tâm Sách Kỷ lục Việt Nam đã công bố. Nghề khai thác cá ngừ đang là nghề khai thác chính của 35.000 ngư dân các tỉnh Nam Trung Bộ, trong đó Phú Yên là tỉnh có sản lượng khai thác cá ngừ đại dương lớn nhất.