Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Xuất Khẩu Nông Lâm Thủy Sản Giảm 1,9%

Xuất Khẩu Nông Lâm Thủy Sản Giảm 1,9%
Ngày đăng: 03/03/2015

Theo số liệu thống kê của Bộ NN & PTNT, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản tháng 2 năm 2015 ước đạt 1,78 tỷ USD, đưa giá trị xuất khẩu của ngành 2 tháng đầu năm 2015 lên 4,177 tỷ USD, giảm 1,9% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong đó, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 1,87 tỷ USD, giảm 5,3%; giá trị xuất khẩu thủy sản ước đạt 907 triệu USD, giảm 9,4%, giá trị xuất khẩu các mặt hàng lâm sản chính ước đạt 1.046 triệu USD, tăng 8,9% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong số các mặt hàng nông sản thì mặt hàng gạo và cà phê tiếp tục là những mặt hàng có sự tụt giảm cả về lượng và giá trị. Theo đó, khối lượng gạo xuất khẩu tháng 2 năm 2015 ước đạt 200 nghìn tấn với giá trị 90 triệu USD đưa khối lượng xuất khẩu gạo 2 tháng đầu năm 2015 ước đạt 526 nghìn tấn và 243 triệu USD, giảm 33,1% về lượng và giảm 34% về giá trị so với cùng kỳ năm trước.

Mặt hàng cà phê xuất khẩu 2 tháng đầu năm ước đạt 242 nghìn tấn và 511 triệu USD, giảm 25% về khối lượng và giảm 16,4% về giá trị so với cùng kỳ năm trước.

Chè và hạt tiêu là hai mặt hàng nông sản có sự sụt giảm khối lượng nhưng giá trị xuất khẩu gia tăng. Theo đó, mặt hàng xuất khẩu chè tháng 2 năm 2015 ước đạt 6 nghìn tấn với giá trị đạt 10 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu chè hai tháng đầu năm 2015 ước đạt 16 nghìn tấn với giá trị đạt 28 triệu USD, giảm 3,3% về khối lượng nhưng tăng 5,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014.

Trong tháng 1 năm 2015, khối lượng chè xuất khẩu sang Pakistan- thị trường lớn nhất của Việt Nam tăng 50,71% về khối lượng và tăng 57,91% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014. Khối lượng xuất khẩu mặt hàng hạt tiêu 2 tháng đầu năm 2015 đạt 22 nghìn tấn với giá trị 199 triệu USD, giảm 8,7% về khối lượng nhưng tăng 24% về giá trị.

Hạt điều là mặt hàng nông sản xuất khẩu duy nhất trong tháng 2 năm 2015 có sự gia tăng cả về khối lượng và giá trị. Theo đó, khối lượng xuất khẩu 2 tháng đầu năm 2015 đạt 36 nghìn tấn với 261 triệu USD, tăng 14,2% về lượng và tăng 36,8% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Hoa Kỳ, Trung Quốc và Hà Lan vẫn duy trì là 3 thị trường nhập khẩu điều lớn nhất của Việt Nam chiếm lần lượt 27,8%, 24,24% và 8,96% tổng giá trị xuất khẩu.

Cũng theo Bộ NN & PTNT, giá trị nhập khẩu toàn ngành nông lâm thủy sản trong tháng 2 năm 2015 ước đạt 3,2 tỷ USD, tăng 3,9% so với cùng kỳ năm 2014. Như vậy, hai tháng đầu năm 2015, ngành nông nghiệp xuất siêu 0,977 tỷ USD.


Có thể bạn quan tâm

Tôm Thẻ Chân Trắng Rớt Giá Tôm Thẻ Chân Trắng Rớt Giá

Hiện nay, giá tôm thẻ chân trắng trên địa bàn huyện Đầm Dơi (Cà Mau) đang giảm mạnh, khiến nhiều hộ nuôi đến lứa thu hoạch lâm vào cảnh lao đao.

08/05/2014
Lợi Ích Của Việc Xử Lý Môi Trường Trong Các Hoạt Động Nuôi Trồng, Chế Biến Thủy Sản Lợi Ích Của Việc Xử Lý Môi Trường Trong Các Hoạt Động Nuôi Trồng, Chế Biến Thủy Sản

Trong hoạt động nuôi trồng thủy sản, nếu môi trường không được xử lý tốt sẽ lập tức bị ô nhiễm bởi lượng thức ăn dư thừa, xác chết của một số đối tượng nuôi, chất thải của các đối tượng nuôi...

08/05/2014
Tiềm Năng Xuất Khẩu Cá Ngừ Sang Thị Trường Đức Tiềm Năng Xuất Khẩu Cá Ngừ Sang Thị Trường Đức

CHLB Đức hiện đang là thị trường nhập khẩu cá ngừ lớn nhất của Việt Nam trong số các nước EU, vì vậy có thể nói Đức thực sự là thị trường tiềm năng rất đáng quan tâm để mở rộng xuất khẩu.

08/05/2014
Phát Triển Kinh Tế Gia Đình Từ Con Bò Sữa Phát Triển Kinh Tế Gia Đình Từ Con Bò Sữa

Sau nhiều năm nuôi heo, nuôi bò sinh sản hiệu quả kinh tế thấp, năm 2004, vợ chồng anh Nguyễn Văn Vừa (ấp Cầu Sắt, xã Lai Hưng, huyện Bàu Bàng, Bình Dương) đã mạnh dạn chuyển đổi sang mô hình nuôi bò sữa và gặt hái được kết quả ngoài mong đợi.

08/05/2014
Giá Gạo Japonica Cao Gấp 3 Lần So Với Gạo Thông Thường Giá Gạo Japonica Cao Gấp 3 Lần So Với Gạo Thông Thường

Sáng 5/5, tại Hợp tác xã Nông nghiệp Sịa 1 (huyện Quảng Điền), Trường đại học Nông lâm Huế tổ chức hội nghị đầu bờ đánh giá kết quả mô hình khảo nghiệm giống lúa lai Japonica (tên gọi khác là “Huế số 1”) có nguồn gốc từ Nhật Bản (đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho phép sản xuất tại các tỉnh miền Trung-Tây Nguyên).

08/05/2014