Xuất Khẩu Nông Lâm Thủy Sản Giảm 1,9%
Theo số liệu thống kê của Bộ NN & PTNT, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản tháng 2 năm 2015 ước đạt 1,78 tỷ USD, đưa giá trị xuất khẩu của ngành 2 tháng đầu năm 2015 lên 4,177 tỷ USD, giảm 1,9% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong đó, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 1,87 tỷ USD, giảm 5,3%; giá trị xuất khẩu thủy sản ước đạt 907 triệu USD, giảm 9,4%, giá trị xuất khẩu các mặt hàng lâm sản chính ước đạt 1.046 triệu USD, tăng 8,9% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong số các mặt hàng nông sản thì mặt hàng gạo và cà phê tiếp tục là những mặt hàng có sự tụt giảm cả về lượng và giá trị. Theo đó, khối lượng gạo xuất khẩu tháng 2 năm 2015 ước đạt 200 nghìn tấn với giá trị 90 triệu USD đưa khối lượng xuất khẩu gạo 2 tháng đầu năm 2015 ước đạt 526 nghìn tấn và 243 triệu USD, giảm 33,1% về lượng và giảm 34% về giá trị so với cùng kỳ năm trước.
Mặt hàng cà phê xuất khẩu 2 tháng đầu năm ước đạt 242 nghìn tấn và 511 triệu USD, giảm 25% về khối lượng và giảm 16,4% về giá trị so với cùng kỳ năm trước.
Chè và hạt tiêu là hai mặt hàng nông sản có sự sụt giảm khối lượng nhưng giá trị xuất khẩu gia tăng. Theo đó, mặt hàng xuất khẩu chè tháng 2 năm 2015 ước đạt 6 nghìn tấn với giá trị đạt 10 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu chè hai tháng đầu năm 2015 ước đạt 16 nghìn tấn với giá trị đạt 28 triệu USD, giảm 3,3% về khối lượng nhưng tăng 5,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014.
Trong tháng 1 năm 2015, khối lượng chè xuất khẩu sang Pakistan- thị trường lớn nhất của Việt Nam tăng 50,71% về khối lượng và tăng 57,91% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014. Khối lượng xuất khẩu mặt hàng hạt tiêu 2 tháng đầu năm 2015 đạt 22 nghìn tấn với giá trị 199 triệu USD, giảm 8,7% về khối lượng nhưng tăng 24% về giá trị.
Hạt điều là mặt hàng nông sản xuất khẩu duy nhất trong tháng 2 năm 2015 có sự gia tăng cả về khối lượng và giá trị. Theo đó, khối lượng xuất khẩu 2 tháng đầu năm 2015 đạt 36 nghìn tấn với 261 triệu USD, tăng 14,2% về lượng và tăng 36,8% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Hoa Kỳ, Trung Quốc và Hà Lan vẫn duy trì là 3 thị trường nhập khẩu điều lớn nhất của Việt Nam chiếm lần lượt 27,8%, 24,24% và 8,96% tổng giá trị xuất khẩu.
Cũng theo Bộ NN & PTNT, giá trị nhập khẩu toàn ngành nông lâm thủy sản trong tháng 2 năm 2015 ước đạt 3,2 tỷ USD, tăng 3,9% so với cùng kỳ năm 2014. Như vậy, hai tháng đầu năm 2015, ngành nông nghiệp xuất siêu 0,977 tỷ USD.
Related news
Việc nuôi chim trĩ thương phẩm đã được thực hiện ở một số địa phương trong nước, song ở Bình Định thì chưa phổ biến, chỉ một số ít hộ nuôi thử nghiệm, điển hình là gia trại nuôi chim trĩ của anh Bùi Văn Bảo, ở thôn Vạn Tín, xã Ân Hảo Tây, huyện Hoài Ân.
Đến thăm các bản: Hưng Phong, Nà Can, Nậm Tàng, Cốc Phát (xã Bản Bo) chúng tôi thấy nhiều hộ phát triển đàn lợn với số lượng lớn (khác với tập quán nuôi nhỏ lẻ, manh mún trước đây). Bà con đổi mới phương thức chăn nuôi từ thả rông sang xây dựng chuồng trại để nuôi nhốt kết hợp với các biện pháp phòng dịch đầy đủ.
Hiện nay, nhu cầu tiêu dùng trái ngon và sạch, không có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, ít sử dụng hóa chất đang càng ngày càng lớn. Nhưng để bảo vệ nông sản, nhà nông gần như bắt buộc phải sử dụng hóa chất trong quá trình sản xuất. Vì thế, việc phục hồi các mô hình sử dụng thiên địch để phòng trừ sâu bệnh trên cây trồng là rất cần thiết.
Theo chị Trinh, với mức giá tầm 10.000 đ/kg thì người trồng chanh có lời. Tuy nhiên, hiện đang vào mùa nghịch, lượng chanh rất ít. “Nhà tôi trồng 8 công, khoảng 1 tháng hái bán 1 lần, chỉ khoảng 2 tấn”- chị Trinh cho biết.
Ban đầu, ý tưởng trồng chanh đào của các chủ vườn trên địa bàn huyện Cao Phong (Hoà Bình) chỉ là để làm hàng rào bảo vệ cho diện tích cam nhờ vào những gai sắc nhọn của chanh. Tuy nhiên, sản lượng và giá trị kinh tế của loại cây có múi này làm nên điều khiến nông hộ bất ngờ!