Xuất Khẩu Nông Lâm Thủy Sản 10 Tháng Đạt Gần 25,5 Tỉ USD
XK nông lâm thủy sản tháng 10/2014 ước đạt 2,28 tỉ USD, 10 tháng đạt 25,39 tỉ USD- tăng 11,2% so với cùng kỳ năm 2013.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa công bố kết quả thực hiện kế hoạch 10 tháng năm 2014 của ngành. Theo đó, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản tháng 10/2014 ước đạt 2,28 tỉ USD. Lũy kế từ đầu năm đến hết tháng 10, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản của cả nước đạt 25,39 tỉ USD; tăng 11,2% so với cùng kỳ năm 2013.
Trong đó, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 12,25 tỉ USD; tăng 11,5%; giá trị xuất khẩu thủy sản ước đạt 6,48 tỉ USD; tăng 19,9%; giá trị xuất khẩu các mặt hàng lâm sản chính ước đạt 5,24 tỉ USD; tăng 12,9% so với cùng kỳ năm trước.
Một số mặt hàng nông sản xuất khẩu chính đã đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD bao gồm: gạo, hạt tiêu, hạt điều, cà phê, cao su…
Trong 10 tháng năm 2014, xuất khẩu cà phê đạt kim ngạch cao nhất trong số các mặt hàng nông sản, với khối lượng 1,49 triệu tấn và giá trị 3,1 tỷ USD, tăng 37,1% về khối lượng và tăng 33,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2013.
Tiếp theo là hạt điều với khối lượng 257 nghìn tấn và kim ngạch đạt 1,68 tỷ USD, tăng 20,5% về khối lượng và tăng 24,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2013.
Điều đáng chú ý là, trong 10 tháng qua, xuất khẩu hạt tiêu đã có bước tăng trưởng ấn tượng với khối lượng khoảng 145 nghìn tấn, kim ngạch đạt 1,1 tỷ USD; tăng 18,5% về lượng và tăng 35,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2013.
Khối lượng xuất khẩu gạo 10 tháng năm 2014 ước đạt 5,68 triệu tấn và giá trị đạt 2,59 tỉ USD; giảm 2,7% về khối lượng nhưng lại tăng 1,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2013. So với mức giảm 1,6% về giá trị trong 9 tháng đầu năm, mức tăng giá trị xuất khẩu gạo 10 tháng là một tín hiệu tích cực. Các thị trường xuất khẩu gạo chủ yếu của Việt Nam là Trung Quốc (chiếm 32,48%), Philipines (22,06%); Malaysia (7,07%); Gana (5,76%) và Singapore (3,19%).
Trong khi đó, xuất khẩu cao su 10 tháng đạt khối lượng 843 nghìn tấn và giá trị đạt 1,45 tỷ USD, tăng 1,3% về khối lượng nhưng lại giảm 25,7% về giá trị so với cùng kỳ năm trước. Mặc dù Trung Quốc và Malaysia vẫn duy trì là hai thị trường tiêu thụ cao su lớn nhất của Việt Nam trong 9 tháng đầu năm, nhưng lại có xu hướng giảm so với cùng kỳ năm 2013. Cụ thể, Trung Quốc giảm 8,65% về khối lượng và giảm 31,41% về giá trị; Malaysia giảm 11,57% về khối lượng và giảm 38,23%v về giá trị
Cùng giảm nhẹ 0,6% về giá trị so với cùng kỳ năm trước, xuất khẩu chè 10 tháng đạt 186 triệu USD; xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn đạt 901 triệu USD; giảm 04% về giá trị so với cùng kỳ 2013.
Có thể bạn quan tâm
Ngoài khó khăn do chi phí tăng cao, phải cho tàu nằm bờ, hiện các tập đoàn đánh cá lớn ở Hải Phòng còn phải đối mặt với tình trạng thiếu nguồn lao động nghề cá, đặc biệt là lao động có khả năng làm việc trên các tàu vươn khơi xa, khai thác tại vùng đánh cá chung trên vịnh Bắc bộ.
Ban Quản lý Dự án Cạnh tranh Nông nghiệp Bình Thuận (ACP) vừa phối hợp với Công ty Cổ phần thương mại và sản xuất (CPTM&SX) Thái Việt Mỹ, hội thảo về ứng dụng chế phẩm sinh học Chitosan trong sản xuất thanh long. Đây là chuyên đề thuộc hợp phần A dự án ACP Bình Thuận, về tăng cường công nghệ nông nghiệp.
Hiện nay, người dân các tỉnh Tây Nguyên đang tiến hành thu hoạch sắn niên vụ 2011-2012. Niên vụ trước do giá sắn trên thị trường tăng cao, đã thu hút đông đảo người dân ở Tây Nguyên đổ xô trồng loại cây này, bất chấp sự khuyến cáo của các cơ quan chức năng. Nong nghiep, nong thon, nha nong, nong dan, khuyen nong
Những năm qua, việc mở rộng diện tích vải thiều sạch an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP ngày càng được các cấp, các ngành và người dân trồng vải ở Lục Ngạn (Bắc Giang) quan tâm. Mặc dù sản phẩm vải thiều VietGAP chưa có thị trường tiêu thụ riêng nhưng sản xuất vải thiều VietGAP đã và đang trở thành xu thế tất yếu ở "kinh đô" vải thiều Lục Ngạn…
Tháng 5 trời nắng gắt, cá mú con vào rạn khá dày. Ngư dân vùng Gành Rái, xã Chí Công (Tuy Phong - Bình Thuận) được dịp giăng bẫy bắt mú con, thu nhập nhờ đó mà tăng khá.