Xuất khẩu gạo sang Trung quốc lại bị làm khó

Theo ông Dương Nghĩa Hiệp, Phó Giám đốc Sở Công Thương TP.Cần Thơ, trong bối cảnh xuất khẩu gạo đang suy giảm mạnh, lượng tồn kho lớn thì chính sách của Trung Quốc càng khiến cho hoạt động xuất khẩu gạo sang thị trường này gặp nhiều khó khăn hơn. Ông Hiệp cho biết hiện thông tin này đang gây “bức xúc” cho các DN xuất khẩu gạo phía Nam, khi dự báo vụ hè thu tới xuất khẩu gạo đang đố diện với nguy cơ gặp khó. Tuy nhiên, hiện phía Trung Quốc vẫn chưa có thông tin gì cho thấy, tình hình lạc quan hơn.
Thông tin mới nhất được ông Phan Văn Chinh, Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết việc thay đổi hình thức từ công ty nhà nước sang công ty cổ phần của VFC đang khiến cho nước này không chấp thuận giấy kiểm dịch côn trùng cho gạo mà VFC cung cấp. Bởi theo Nghị định thư ký năm 2014 với Trung Quốc thì kiểm dịch côn trùng phải do DN Nhà nước thự hiện, do đó khi VFC chuyển đổi hình thức, nước bạn không chấp nhận gia hạn.
“Tuần trước Bộ đã chỉ đạo làm việc trực tiếp Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn). Dù đã có giải pháp nhưng trước mắt trong những ngày tới, thì chưa có dấu hiệu gì tốt hơn để có giải pháp tốt đẹp gì. Mặc dù lãnh đạo Bộ hết sức quan tâm, họp Chính phủ và gặp gỡ song phương với lãnh đạo phía Trung Quốc, sog khi trao đổi Cục Bảo vệ thực vật nói họ không tích cực hợp tác nên chưa xúc tiến vấn đề này. Nếu không có giải pháp thì từ 1/7 sẽ tiếp tục gặp khó khăn”, ông Chinh cho biết.
Liên quan đến vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng, cho biết trong tuần này sẽ tích cực làm việc với Cục Bảo vệ thực vật và các đơn vị liên quan để trao đổi với phía bạn nhằm sớm tìm ra giải pháp tháo gỡ khó khăn cho vấn đề này.
Có thể bạn quan tâm

Nhưng, giờ đây, những hình ảnh đó đã dần đi vào quá khứ. Bà Hứa Thị Ngãi, xã Nguyệt Ấn (Ngọc Lặc), cho biết, thế hệ các cô gái trẻ hiện nay gần như không biết dệt thổ cẩm, bởi một phần do nhu cầu sử dụng sản phẩm thổ cẩm của bà con không còn nhiều như trước, họ lựa chọn các sản phẩm may sẵn, vừa tiện lợi, đẹp, rẻ mà lại hợp với xu thế.

Các công ty tham gia Chương trình khai thác thủy sản gồm Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt (Bảo hiểm Bảo Việt), Tổng Công ty Cổ phần Bảo Minh (Bảo Minh), Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Petrolimex (PJICO) và Tổng Công ty Bảo hiểm PVI.

Ngày 16/11, UBND tỉnh Hòa Bình tổ chức lễ đón nhận Chỉ dẫn địa lý “Cao Phong” cho sản phẩm cam Cao Phong. Chỉ dẫn địa lý “Cao Phong” bước đầu bảo hộ cho bốn giống cam là CS1, xã Đoài lùn, xã Đoài cao và cam Canh, vốn là những giống cam được di thực ở các địa phương khác về huyện Cao Phong từ những năm 1960. Đây cũng là chỉ dẫn địa lý đầu tiên được cấp cho tỉnh Hòa Bình.

Trong khuôn khổ hội chợ triển lãm Nông nghiệp quốc tế lần thứ 14- AgroViet 2014, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa tổ chức Hội nghị giao thương Việt Nam- Nhật Bản, tham dự có trên 60 doanh nghiệp hai nước.

Anh Kỷ chia sẻ, một lần đến thăm người thân ở Hàn Quốc, anh thấy nhiều người đặt chậu bon sai lạ trên bàn khách và trong phòng làm việc. Anh tò mò hỏi và được biết đó là loại linh chi đỏ bon sai. Vốn có sở thích cây cảnh và đầu óc kinh doanh, anh Kỷ học hỏi kỹ thuật chăm trồng và về thử nghiệm ở Việt Nam. Không ngờ, sau nhiều lần thử nghiệm, chậu cây linh chi bon sai đầu tiên cũng thành công.