Sản Lượng Vải Thiều Lục Ngạn Ước Đạt 90 Nghìn Tấn

Theo thông tin từ UBND huyện Lục Ngạn (Bắc Giang), vụ vải thiều năm nay, huyện dành 500 triệu đồng từ ngân sách để hỗ trợ thu hoạch, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.
Các hoạt động gồm: Tuyên truyền quảng bá; khảo sát, nghiên cứu thị trường tại một số tỉnh, thành phố và cửa khẩu Hà Khẩu (Lào Cai); Tân Thanh, Đồng Đăng (Lạng Sơn); in nhãn hàng hoá; hỗ trợ tham gia bình chọn sản phẩm tiêu biểu (vải thiều khô) …
Theo dự báo, sản lượng vải thiều của huyện vụ này ước đạt khoảng 90 nghìn tấn (trong đó có 40 nghìn tấn vải thiều sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, 7 nghìn tấn vải chín sớm). Dự kiến thời gian thu hoạch bắt đầu từ đầu tháng 6 và kết thúc vào cuối tháng 7.
Có thể bạn quan tâm

Giảm ô nhiễm môi trường, vật nuôi ít bệnh, tăng trưởng tốt, tiết kiệm chi phí chăn nuôi... là hiệu quả mang lại từ mô hình ứng dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi gia súc, gia cầm đang được triển khai tại xã Ba Trại, huyện Ba Vì (Hà Nội).

Giá đường xuống thấp, lượng hàng tồn kho cao, nông dân giảm diện tích trồng mía... đang tăng áp lực tới cả nhà máy đường và nông dân.

Về thôn Đức Long 3, xã An Nông, huyện Triệu Sơn (Thanh Hóa) hỏi anh Lê Văn Phương nuôi lươn, trạch thì ai cũng biết. Nổi tiếng như vậy vì anh là người đầu tiên khởi xướng nghề nuôi lươn, trạch ở xã An Nông và là người trong xã có thu nhập cao từ nghề này.

Mong muốn của những người tổ chức chương trình là mang đến lời giải đáp tối ưu cho nông dân với câu hỏi nên trồng cây gì, nuôi con gì để phát triển bền vững, không bị nhiễm dịch bệnh...

Bên lề diễn đàn lần thứ hai về phát triển ca cao bền vững ở Việt Nam - cơ hội, thách thức và giải pháp - do Cục Trồng trọt, Bộ NN-PTNT và Đại sứ quán Hà Lan tổ chức tại TPHCM ngày 28-11, Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online đã trao đổi với ông Ngyễn Văn Hòa, Cục phó Cục Trồng trọt - phụ trách phát triển ca cao, xung quanh vấn đề này.