Mô Hình Nuôi Ba Ba Lãi Khá
Sau 11 tháng thả nuôi, anh Phong tuyển chọn thu trước gần 300 kg ba ba thương phẩm với giá bán trên 300.000 đ/kg, trừ hết chi phí còn lãi trên 40 triệu đồng.
Anh Nguyễn Thanh Phong ở ấp Tân Mỹ, xã Mỹ Phú Đông, huyện Thoại Sơn (An Giang) nuôi gần 400 con ba ba thương phẩm trong hồ xi măng cho biết, ba ba ít tốn công chăm sóc, áp dụng kỹ thuật nuôi tốt sẽ đem lại kết quả cao.
Trước hết chọn con giống khỏe mạnh, nguồn thức ăn bảo đảm vệ sinh. Ao nuôi phải sạch sẽ, 5 - 7 ngày thay nước/lần. Dưới đáy rải một lớp cát mịn dày khoảng 10 cm. Ao nuôi che chắn cẩn thận, xây tường cao 1 m, có lưới bao quanh để ba ba không thoát ra ngoài.
Quan trọng nhất là từ tháng nuôi thứ 9 phải tiến hành phân đàn, tách riêng con đực - cái sẽ hạn chế hao hụt và hiệu quả kinh tế cao.
Sau 11 tháng thả nuôi, ba ba đạt trọng lượng từ 600 gram - 1 kg, anh tuyển chọn thu trước gần 300 kg ba ba thương phẩm với giá bán trên 300.000 đ/kg, trừ hết chi phí còn lãi trên 40 triệu đồng.
Số ba ba còn lại anh đang dưỡng nuôi tiếp tục và dự kiến xuất bán trong 2 tháng tới.
Có thể bạn quan tâm
Là xã ven biển có diện tích mặt nước mặn, lợ chiếm phần lớn tổng diện tích tự nhiên, Đồng Rui có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nghề nuôi thuỷ cầm. Những năm qua, người dân xã đã tích cực tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm và mạnh dạn đưa giống vịt biển vào nuôi. Hiện nuôi vịt biển đã trở thành một trong những mô hình kinh tế mang lại nguồn thu lớn cho bà con ở đây.
Đã có “địa lợi” và “nhân hòa”, nhưng khi mới bắt tay nuôi bò sữa, người dân Bảo Lộc chưa gặp được “thiên thời”. Bởi cách đây khá lâu, người chăn nuôi bò sữa thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm, thiếu đồng cỏ… đã đành, nhưng đến lúc sản xuất được sữa tươi rồi, thì việc đem bán cũng lắm nhiêu khê. Chỉ mấy năm gần đây, nghề chăn nuôi bò sữa tại Bảo Lộc mới bắt đầu có “tín hiệu” phát triển đáng mừng.
Ông Trần Nguyễn Hồ nói: “Đối với tôi, phía đối tác yêu cầu 400.000 trứng/ngày nhưng tôi chỉ đáp ứng 100.000 trứng, đáp ứng không nổi. Tiêu chuẩn thì đạt, trước khi container đưa về bên đó, có người kiểm tra, gửi mẫu về, khi đạt mới cho đi”.
Tại hội thảo, các đại biểu nêu lên 4 liên kết cần phải làm ngay: Đó là liên kết giữa cơ sở sản xuất con giống và cơ sở nuôi thương phẩm; Liên kết cơ sở thức ăn, sản xuất thương phẩm; cơ sở thú y và cơ sở con giống; Liên kết cơ sở chăn nuôi thương phẩm, giết mổ chế biến và tiêu thụ.
Từ ngày 1/1/2015, vùng nông nghiệp Lâm Đồng phải loại trừ hoàn toàn thuốc Methyl Bromide xông hơi, khử trùng trong sản xuất các loại rau, hoa… theo cam kết của Việt Nam đối với việc thực hiện Nghị định thư Montreal của Liên Hiệp Quốc về chống suy giảm tầng ôzôn.