Xuất khẩu gạo sang Châu phi, Trung Đông tăng mạnh

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu gạo sang thị trường châu Phi trong 7 tháng đầu năm đã đạt 525.896 tấn gạo, chiếm 15,93% tổng lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam ra thế giới, tăng 52,03% so với cùng kỳ năm ngoái.
Các thị trường xuất khẩu lớn nhất là Ghana, đạt 205.255 tấn, trị giá 104.971.270 USD, tăng 18% so với cùng kỳ năm 2014; Bờ Biển Ngà (Cote d’Ivoire) đạt 158.532 tấn, kim ngạch 69.850.700 USD, tăng 62%; Nam Phi, đạt 25.868 tấn, kim ngạch 10.030.884 USD, tăng 6%; An-giê-ri đạt 23.375 tấn, trị giá 9.280.125, tăng 69%; Senegal đạt 1.155 tấn, kim ngạch 703.019, tăng 5%. Riêng xuất khẩu sang Ăng-gô-la chỉ đạt 6.816 tấn, kim ngạch 3.362.705 USD, giảm 22%.
Nguyên nhân xuất khẩu gạo sang châu Phi tăng mạnh là do giá bán gạo rẻ hơn so với các đối thủ Thái Lan, Ấn Độ. Mặt khác, gạo thơm và gạo chất lượng cao đang được xuất khẩu ngày càng nhiều vào thị trường châu Phi thay vì chỉ tập trung vào gạo trắng thường như trước đây.
Tại khu vực Trung Đông, xuất khẩu gạo sang Các Tiểu vương quốc A rập Thống nhất (UAE) cũng đạt 21.419 tấn, kim ngạch 12.167.852USD, tăng 37%.
Có thể bạn quan tâm

Phó chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Chánh yêu cầu các đơn vị rà soát, điều chỉnh các chính sách của dự án cho phù hợp với thực tế; tổ chức lại sản xuất và ứng dụng mạnh tiến bộ khoa học cho sản xuất điều để tăng thu nhập cho nông dân trồng điều; có định hướng rõ ràng về đầu tư và tiêu thụ sản phẩm.

Gắn bó với nghề làm muối mấy chục năm nay, chưa bao giờ ông Sanh (Hậu Lộc, Thanh Hóa) thấy nản như bây giờ. 1.200 m2 ruộng muối được phân cho 7 nhân khẩu của gia đình không phải là ít thế nhưng, tiền thu được cả năm từ diện tích này chưa tới 12 triệu.

Từ đầu năm đến nay, xuất khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu của các doanh nghiệp trong tỉnh tăng khá tốt. Kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng trong suốt 7 tháng đầu năm. Thị trường xuất khẩu cũng đang được mở rộng đến hơn 10 quốc gia.

Xã Huồi Tụ, Mường Lống là xã vùng sâu, vùng xa của huyện miền núi Kỳ Sơn. Ngoài chăn nuôi, trồng trọt các cây lương thực như lúa, ngô, thời gian gần đây người dân các xã vùng cao này còn trồng thêm cây bo bo. Theo ông Dềnh Bá Lồng – Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Huồi Tụ, cây bo bo cho thu nhập cao mà lại không tốn công chăm sóc, chi phí phòng trừ sâu bệnh.

"Thực tế hiện nay, khi mua hoa quả, người tiêu dùng thường không lấy hóa đơn, tôi đề nghị khi mua hoa quả nhập khẩu cần lấy hóa đơn để có thể bảo vệ quyền lợi của mình".