Xuất khẩu gạo sang Châu phi, Trung Đông tăng mạnh

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu gạo sang thị trường châu Phi trong 7 tháng đầu năm đã đạt 525.896 tấn gạo, chiếm 15,93% tổng lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam ra thế giới, tăng 52,03% so với cùng kỳ năm ngoái.
Các thị trường xuất khẩu lớn nhất là Ghana, đạt 205.255 tấn, trị giá 104.971.270 USD, tăng 18% so với cùng kỳ năm 2014; Bờ Biển Ngà (Cote d’Ivoire) đạt 158.532 tấn, kim ngạch 69.850.700 USD, tăng 62%; Nam Phi, đạt 25.868 tấn, kim ngạch 10.030.884 USD, tăng 6%; An-giê-ri đạt 23.375 tấn, trị giá 9.280.125, tăng 69%; Senegal đạt 1.155 tấn, kim ngạch 703.019, tăng 5%. Riêng xuất khẩu sang Ăng-gô-la chỉ đạt 6.816 tấn, kim ngạch 3.362.705 USD, giảm 22%.
Nguyên nhân xuất khẩu gạo sang châu Phi tăng mạnh là do giá bán gạo rẻ hơn so với các đối thủ Thái Lan, Ấn Độ. Mặt khác, gạo thơm và gạo chất lượng cao đang được xuất khẩu ngày càng nhiều vào thị trường châu Phi thay vì chỉ tập trung vào gạo trắng thường như trước đây.
Tại khu vực Trung Đông, xuất khẩu gạo sang Các Tiểu vương quốc A rập Thống nhất (UAE) cũng đạt 21.419 tấn, kim ngạch 12.167.852USD, tăng 37%.
Related news

Người dân xã Đại Minh, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái dùng phương pháp thủ công thụ phấn chéo cho hoa bưởi, tỷ lệ bưởi đậu quả đến 95%.

Ngày 26-3, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Bùi Văn Hạnh kiểm tra tình hình sản xuất tại huyện Lục Ngạn. Cùng đi có đại diện lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Công thương.

Vụ mùa dưa hấu đầu năm 2015, nông dân xã Thừa Đức, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre trúng mùa dưa hấu trồng phủ bạt. Nhờ đó, nhiều hộ nông dân cải thiện kinh tế gia đình, góp phần làm giàu thêm cho quê hương xứ biển.

Với mục tiêu giúp các hộ trồng nho thay đổi phương thức canh tác an toàn, hiệu quả, nâng cao năng suất và giá trị, góp phần tăng thêm thu nhập cho nông dân, năm 2013, mô hình trồng nho theo tiêu chuẩn VietGap do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Thuận triển khai, với sự tham gia của 25 hộ dân (chia thành 6 nhóm) ở thôn Nho Lâm (xã Phước Nam, huyện Thuận Nam).

Sau một thời gian phát triển “nóng”, ngành cá tra Việt Nam phải đối mặt với nhiều khó khăn do nội tại ngành thiếu sự liên kết, gắn kết chặt chẽ giữa các bên có liên quan trong chuỗi giá trị và gặp phải rào cản thương mại từ các nước nhập khẩu. Để ổn định, phát triển bền vững, đòi hỏi các bên có liên quan tích cực vào cuộc, thực hiện “nâng cấp” toàn diện chuỗi giá trị cá tra, từ khâu sản xuất đến cung cấp sản phẩm cho người tiêu dùng trong và ngoài nước…