Rơm rạ đắt hàng
Thời tiết nắng nóng kéo dài ở các tỉnh Duyên hải miền Trung trong những ngày qua làm cho nguồn thức ăn của trâu, bò đang dần dần cạn kiệt, lượng cỏ tươi đang ngày một khan hiếm, trong khi đó rơm rạ trên đồng ruộng đang trở nên một mặt hàng đắt khách.
Anh Nguyễn Ngọc Trí (xã Diên Thạnh, huyện Diên Khánh, Khánh Hòa) cho biết, năm nay rơm rạ trở nên rất đắt đỏ, giá bán cao hơn năm ngoái từ 50.000 – 70.000đ/ha. Hơn 1 tháng nay anh cùng vợ lái xe đi rong ruổi khắp nơi để thu gom rơm về dự trữ, đã gom được 30 xe rơm rạ.
Theo anh rơm rạ mua về qua xử lý để trồng nấm rơm, số còn lại anh bán cho các chủ trang trại chăn nuôi trâu, bò với giá từ 400.000 – 550.000đ/xe nhưng không đủ để cung cấp vì nhu cầu đang tăng lên rất nhiều.
Còn anh Nguyễn Hiền, người cùng địa phương cho biết: Ngày nào anh cũng thức dậy từ 5h sáng chạy xe máy ra đồng lấy rơm về cho đàn bò ăn, nhà có 10 con bò nên phải cần từ 5- 7 bao/ngày, lấy về ngày nào là bò ăn hết ngày đó, hôm nào ra trễ thì không còn rơm.
Anh đã đặt mua được 1ha rơm của chủ ruộng với giá 370.000đ để làm nguồn thức ăn dự trữ cho đàn bò của gia đình. Chưa có năm nào rơm lại đắt giá như năm nay.
Ông Bùi Hà Thanh, Chủ tịch Hội Nông dân xã Diên Lạc cho biết, rơm rạ hiện nay đang thu mua rất nhộn nhịp, nhu cầu của người dân cần rất nhiều nhưng rơm lại ít, trung bình mỗi hộ chăn nuôi cần từ 3 – 4 xe rơm/tháng. Ngoài rơm phục vụ cho chăn nuôi, thì người nông dân lấy rơm để trồng nấm, nhiều chủ ruộng hiện nay cũng có nguồn thu nhập từ việc bán rơm rạ.
Có thể bạn quan tâm
Hội Nông dân huyện Tủa Chùa có 12 cơ sở hội, 138 chi hội với gần 7.000 hội viên. Trong đó, số lượng hội viên nghèo, có hoàn cảnh khó khăn chiếm 54% tổng số hội viên. Xác định việc giúp đỡ hội viên có hoàn cảnh khó khăn vươn lên phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo là một nhiệm vụ quan trọng góp phần giúp hội viên ổn định, nâng cao chất lượng cuộc sống, đồng thời xây dựng tổ chức hội ngày càng vững mạnh.
Theo UBND huyện Long Thành, ngoại trừ An Phước được công nhận là xã nông thôn mới từ đầu năm 2014, đến thời điểm hiện tại, huyện có thêm 3 xã: Long An, Long Đức, Long Phước cũng đã hoàn chỉnh hồ sơ trình Hội đồng thẩm định tỉnh họp xét công nhận xã nông thôn mới và 9 xã còn lại cũng đạt từ 13 đến 18 tiêu chí xây dựng nông thôn mới.
Khởi nghiệp với 2 bàn tay trắng nhưng ông Bảy Quang đã phất lên nhờ trồng được cây nhãn ở vùng đất sỏi đá Xuân Hòa (huyện Xuân Lộc). “Cơ ngơi” sau 15 năm gắn bó với vùng đất sỏi đá của ông là 4 hécta nhãn tiêu da bò cùng nhiều giống cây ăn trái đặc sản, như: bưởi da xanh, quýt đường, cam sành…
Đầu năm 2009, với việc đầu tư gần 50 triệu đồng xây dựng chuồng trại thả nuôi 150 thỏ con, do thiếu kinh nghiệm và kỹ thuật nuôi nên thỏ bị dịch bệnh, việc chăn nuôi thất bại”. Không từ bỏ quyết tâm, cuối năm 2009, anh quyết định chuyển sang đầu tư nuôi rắn ri cá, ri voi cho kết quả khả quan.
Huyện Châu Thành có thế mạnh vườn cây ăn trái, với diện tích hơn 9.000ha. Trong đó, bưởi Năm Roi chiếm gần 20%, với hơn 1.705ha. Nhưng 3 năm trở lại đây, diện tích và sản lượng bưởi ở Châu Thành có xu hướng giảm do vườn bưởi bị lão hóa, ảnh hưởng thời tiết làm phát sinh mầm bệnh.