Toàn Tỉnh Đã Thành Lập 10 Khu Bảo Vệ Thủy Sản
Sáng 27/12, Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức hội nghị đánh giá triển khai hệ thống khu bảo vệ thủy sản trên địa bàn tỉnh năm 2013 và kế hoạch phát triển năm 2014.
Từ thí điểm thành lập Khu bảo vệ thủy sản Cồn Chìm cuối năm 2009, đến nay UBND tỉnh đã cho thành lập 10 khu bảo vệ thủy sản, với tổng diện tích 307,7 ha, chiếm gần 1,5% diện tích đầm phá. Sau khi thành lập các khu bảo vệ thủy sản, một số chi hội nghề cá đã chủ động, tự chủ hơn về tài chính qua việc thu phí tự quản ngư trường được giao quản lý xung quanh khu bảo vệ thủy sản và các hoạt động kinh tế cộng đồng khác như rong câu, phí quỹ tín dụng luân chuyển cộng đồng…
Hiện có 02 khu bảo vệ đang được xem xét phê duyệt thành lập vào năm 2014 và 5 khu vực khác đang khảo sát đề xuất vào những năm tiếp theo.
Có thể bạn quan tâm
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đồng ý việc xây dựng, ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 36/2014/NĐ-CP ngày 29/4/2014 của Chính phủ về nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá tra áp dụng theo trình tự, thủ tục rút gọn.
Nỗi lo rau, quả bẩn vẫn ám ảnh người tiêu dùng giữa lúc các nhà sản xuất nông sản sạch loay hoay bán hàng, phát triển thương hiệu
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản tháng 9 ước đạt 2,15 tỷ USD, đưa giá trị xuất khẩu của ngành 9 tháng năm 2015 lên 21,65 tỷ USD, giảm 5% so với cùng kỳ năm 2014.
Thời gian qua, thịt gà nhập khẩu đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến ngành chăn nuôi trong nước. Có thời điểm giá đùi gà nhập khẩu xuống còn từ 18.000 đồng/kg, trong khi giá thành sản xuất trong nước là 28.500 đồng/kg.
Mặc dù Lào Cai đã hết mùa từ tháng 7, song, gần hai tháng nay, dọc các tuyến phố ở Hà Nội, mận tím khủng Sapa (Lào Cai) vẫn được bày bán tràn lan.