Giàu Từ Giống Mít Quý

Ông Trần Văn Phước ở ấp Nhơn Thọ, xã Nhơn Ái, huyện Phong Điền - TP. Cần Thơ là người tiên phong trong việc chuyển đổi vườn tạp sang trồng mít.
Ông Phước cho biết, trước khi chuyển đổi sang trồng mít, ông đã thử nghiệm trồng nhiều loại cây như xoài, vú sữa, sầu riêng nhưng thu nhập rất thất thường vì giá cả không ổn định. Từ năm 1999, ông mạnh dạn chuyển hẳn sang trồng 100 gốc mít. Vườn mít của ông sau khi trồng được hơn 1 năm thì bắt đầu cho ra khoảng 15 trái/cây.
Trồng mít ruột đỏ mau cho trái và chi phí chăm sóc cũng không đáng kể. Mặc dù, mít ruột đỏ có nhiều ưu điểm so với các loài mít Thái, mít nghệ cao sản nhưng năng suất còn hạn chế và hay bị sâu đục trái.
Trong số trăm cây mít ruột đỏ trong vườn có một cây cho trái rất sai, trái mít da màu xanh. Đặc biệt, khi chín trái rất thơm, múi tròn trịa, màu vàng cam, ít xơ, hạt nhỏ, vị ngọt lịm. Cây mít này cho trái quanh năm nên gia đình ông Phước đặt tên là mít “tứ quý da xanh” và đã nhân giống ra trồng.
Từ khi phát hiện được cây mít quý, ông Phước đã nhân giống và chuyển 10 công ruộng lúa sang trồng 700 gốc mít tứ quý da xanh. Ông bộc bạch: “Tôi rất kỹ trong khâu chọn giống vì sẽ quyết định tất cả”. Cần cù trong việc chăm sóc và áp dụng đúng kỹ thuật canh tác nên vườn mít da xanh của ông vẫn đang giao cành, phát tán thật đẹp.
Cây mít tứ quý da xanh trồng hai năm cho trái. Hiện nay, giá bán mít tứ quý 10.000 đ/kg, cao hơn mít ruột đỏ từ 1.000 - 1.500 đ/kg. Mỗi gốc mít chỉ cần 10 trái cũng bỏ túi hơn 1.000.000 đồng/cây. Ngoài ra, ông còn nhân giống mít quý này để cung cấp giống cho các nhà vườn. Mỗi năm, vườn mít của ông Phước cho thu nhập hàng chục triệu đồng.
Có thể bạn quan tâm

Từ năm 2011 đến nay, bệnh đốm nâu xuất hiện và gây hại mạnh trên thanh long. Những tháng qua, bệnh tiếp tục lan trên diện rộng, làm thiệt hại lớn cho nhà vườn.

Do nằm ở khu vực địa hình thấp, trũng, tiêu thoát nước khó khăn nên trong đợt mưa lớn kéo dài vừa qua, phường Phương Nam (TP Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh) có nhiều diện tích canh tác nông nghiệp bị thiệt hại, trong đó 100% diện tích trồng cây vải chín sớm, bị ngập úng.

Ông Nguyễn Văn Hồng, ấp Tân Ninh, xã Tân Phú (huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang) được nhiều người biết đến nhờ mạnh dạn chuyển đổi trồng lúa kém hiệu quả sang trồng mãng cầu Xiêm cho lợi nhuận cao, kinh tế đi vào ổn định, gia đình ấm no, hạnh phúc.

Sản xuất manh mún, thiếu vốn, kỹ năng, tay nghề của nông dân yếu, ít liên kết, thị trường tiêu thụ nông sản bấp bênh... là thực trạng chung của nông nghiệp Việt Nam hiện nay.

Bí xanh được bón phân đa yếu tố NPK Văn Điển lá xanh sáng, mặt lá bóng, ngọn nở, thân lá phát triển cân đối, tuổi thọ lá cao và rất ít sâu bệnh.