Xuất khẩu điều vượt mức 1 tỉ đô Mỹ
Xuất khẩu điều tăng 14% về khối lượng và trên 27% về giá trị so với cùng kỳ năm trước, trong khi đó mặt hàng nông sản khác như gạo, cà phê giảm lần lượt gần 15% và 38% về giá trị.
Nguồn điều thô để chế biến xuất khẩu nhập vào Việt Nam từ châu Phi như Bờ Biển Ngà, Nigeria… và cả Campuchia liên tục tăng trong những năm gần đây. Trong bốn tháng đầu năm 2015 Việt Nam đã nhập khẩu hơn 197 ngàn tấn điều thô, tăng gần 196% so với cùng kỳ năm trước.
Năm 2014, kim ngạch xuất khẩu điều của Việt Nam đạt 2,2 tỉ đô la Mỹ, trong đó điều nhân xuất khoảng 300.000 tấn, đạt 2 tỉ đô la Mỹ, còn lại là các sản phẩm điều chế biến và dầu vỏ hạt điều.
Kế hoạch trong năm 2015 ngành điều cũng đặt ra mục tiêu xuất khẩu tương đương năm 2014.
Việt Nam là quốc gia xuất khẩu điều hàng đầu trên thế giới nhưng chưa thể dẫn dắt chi phối giá cả của thị trường này.
Thực chất, Việt Nam đang đối diện với việc chất lượng sản phẩm điều không đồng đều do vẫn có nhiều doanh nghiệp chế biến không đạt chuẩn.
Cả nước có khoảng 265 cơ sở chế biến điều với công suất chế biến 1,2 triệu tấn điều hạt/năm, trong đó có 119 cơ sở, doanh nghiệp xếp loại C, tức là không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, chiếm gần 45% và điều này tiềm ẩn những rủi ro cho ngành sản xuất và xuất khẩu hạt điều.
Chất lượng sản phẩm không đồng đều, thiếu xuất xứ nguồn gốc, doanh nghiệp trong nước chủ yếu cạnh tranh về giá cả chứ không phải là chất lượng sản phẩm, an toàn thực phẩm. Hiện Việt Nam đang có 345 đầu mối xuất khẩu điều.
Cục chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối cho rằng tuy các sản phẩm nhân hạt điều Việt Nam vẫn đang được các nước chấp nhận, song trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới, thị trường tiêu thụ hạt điều nhân chủ yếu là các nước phát triển, nơi yêu cầu an toàn vệ sinh thực phẩm ngày càng cao, và với tỷ lệ 45% cơ sở, doanh nghiệp không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm nói trên sẽ khiến ngành điều gặp những khó khăn trong thời gian tới.
Theo Cục chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối, trong số 265 cơ sở, doanh nghiệp chế biến hạt điều hiện nay, có 151 doanh nghiệp có quy mô lớn. Tuy nhiên, trong số này, chỉ có 30 doanh nghiệp đạt các tiêu chuẩn như HACCP, ISO 9001, ISO 1400, ISO 2200…
Những cơ sở sản xuất nhỏ thường rơi vào những quy mô hộ gia đình với 5 - 7 lao động, không được đầu tư máy móc, thiết bị đồng bộ và đây là nơi thường không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Trước đây, để hạn chế những cơ sở nhỏ, không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, một số doanh nghiệp hội viên của Hiệp hội điều Việt Nam (Vinacas) đưa ra kiến nghị ngành điều phải là ngành kinh doanh có điều kiện.
Ý tưởng này sau đó gặp phải những phản đối của các doanh nghiệp khác vì cho rằng, điều này sẽ triệt tiêu những doanh nghiệp nhỏ. Để giải quyết những tranh cãi này, Bộ NN&PTNT mới có Thông tư 14/2011/TT-BNNPTNT quy định việc kiểm tra, đánh giá cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản để kiểm soát những cơ sở, doanh nghiệp sản xuất không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Theo Cục chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối, kết quả trên chỉ dừng lại ở việc đánh giá, phân loại cơ sở theo Thông tư 14, còn trên thực tế, những cơ sở đạt loại C sau khi được kiểm tra, phân loại kết quả vẫn hoạt động bình thường.
Có thể bạn quan tâm
Khánh Hòa là tỉnh phát triển mạnh ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, xuất khẩu các mặt hàng mỹ nghệ mây tre nứa. Đây là ngành nghề có nhu cầu lớn về nguyên liệu đan lát. Tuy nhiên, việc đáp ứng nguồn nguyên liệu tại chỗ hiện nay gặp rất nhiều khó khăn. Phát triển được vùng trồng nguyên liệu, không chỉ giải quyết được nhu cầu của ngành nghề sản xuất mặt hàng xuất khẩu, mà còn là mô hình kinh tế hiệu quả cho nông dân.
Trong 6 tháng đầu năm nay, dịch bệnh bùng phát mạnh tại các khu vực nuôi thủy sản, gây thiệt hại nặng nề cho người dân, đòi hỏi các cơ quan quản lý phải nhanh chóng tìm hiểu nguyên nhân và có biện pháp xử lý.
Theo thông tin từ Sở Công thương Bắc Giang, quý I năm 2014, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng rau quả của tỉnh ước đạt gần 1,5 triệu USD, chỉ bằng 4,74% kế hoạch năm.
Ông Nguyễn Đình Tưởng, Trưởng Phòng Chăn nuôi (Sở Nông nghiệp và PTNT Hưng Yên) cho biết: Giám định là công việc kiểm tra, xem xét kết quả đạt được về sinh trưởng, ngoại hình, sức sinh sản, sau đó căn cứ vào tiêu chuẩn để xác định con gia súc đó có đạt yêu cầu về phẩm giống hay không.
Ớt chỉ thiên thích hợp đất lúa trong điều kiện hạn, mặn xâm nhập tại một số xã của huyện như: Trung Thành, Trung Thành Đông, Trung Ngãi, Trung Nghĩa với diện tích khoảng 2.500ha.