Trồng Mè Lãi Khá
Trồng mè không tốn nhiều công chăm sóc như các loại rau màu khác, chi phí đầu tư cũng chỉ tương đương với trồng lúa nhưng lãi cao gấp 3- 4 lần.
Hiện nay, nông dân tỉnh Đồng Tháp đang tiến hành thu hoạch mè (vừng) trồng trên đất lúa vụ hè thu với năng suất đạt từ 1,5 - 2 tấn/ha. Giá mè thời gian qua đã tăng thêm từ 3.000 – 4.000đ, lên mức 45.000 đ/kg, với mức giá này nông dân lãi ròng từ 50-70 triệu đ/ha.
Ông Trịnh Văn Ngoan, ở ấp 3, xã Bình Hàng Trung, huyện Cao Lãnh, Đồng Tháp vừa thu hoạch xong 5 công mè phấn khởi cho biết: “Hiện giá mè đang tăng nên thương lái vào tận ruộng đặt cọc trước, chờ thu hoạch xong là đến cân ngay. Năm nay thời tiết thuận lợi nên năng suất mè khá cao, tôi thu được 1 tấn mè thành phẩm/5 công. Bán với giá 45.000 đ/kg, trừ chi phí còn lãi được 35 triệu đồng”.
Theo ông Ngoan, trồng mè không tốn nhiều công chăm sóc như các loại rau màu khác, chi phí đầu tư cũng chỉ tương đương với trồng lúa nhưng lãi cao gấp 3- 4 lần.
Sau khi thu hoạch lúa đông xuân, tiến hành đốt hết rơm rạ rồi bơm nước lên ngâm 1-2 ngày là có thể gieo sạ mè. Chi phí giống, phân bón, chăm sóc khoảng 1 triệu đ/công; nhân công thu hoạch khoảng 800-900 ngàn đ/công.
Có thể bạn quan tâm
Khoảng một tháng nay, nhiều ngư dân ở xã An Hải (Phú Yên) được mùa cá cơm nên rất phấn khởi. Sau một đêm đi biển, thuyền khai thác ít nhất cũng được 20kg cá, thuyền nhiều trên 100kg nên ngư dân có thu nhập khá.
Hiệp hội Lương thực Việt Nam vừa có báo cáo gửi Bộ Công Thương cho biết, các doanh nghiệp thành viên cho đến nay, đã ký hợp đồng xuất khẩu gạo với tổng số lượng lên tới 6,909 triệu tấn, tăng 1,54% so với cùng kỳ năm 2013. Trong đó, lượng gạo đã xuất khẩu đạt 5,49 triệu tấn với tổng trị giá 2,39 tỷ USD.
“Phong trào xây dựng NTM như luồng gió mới, góp phần đổi thay diện mạo các vùng nông thôn trên địa bàn tỉnh, cải thiện cuộc sống và thúc đẩy KT - XH địa phương phát triển” - Đó là khẳng định của ông Lò Quang Chiêu, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chánh Văn phòng điều phối Ban Chỉ đạo chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) sau 3 năm triển khai thực hiện. Tuy nhiên, với đặc thù của Điện Biên, chương trình cần “điểm nhấn” và giải pháp đột phá để thành công.
Với kiểu khai thác tận diệt, nhiều loại thủy, hải sản ven bờ các tỉnh miền Trung đang đứng trước nguy cơ bị tiệt chủng. Sự nghèo nàn của nguồn lợi thủy sản ở khu vực này cũng đẩy hàng ngàn hộ dân rơi vào tình cảnh khốn khó. Hệ sinh thái ven bờ đang có nguy cơ bị đảo lộn hoàn toàn nếu không có biện pháp ngăn chặn kịp thời.
Ngoài nguyên nhân người đánh bắt dùng xuyệt, lưới rùng, đánh thuốc để bắt theo kiểu tận diệt thì tình trạng sử dụng thuốc hóa học bừa bãi trên đồng ruộng đã khiến cho môi trường sống của các loài thủy sinh bị ô nhiễm nặng nề. Nếu tình trạng này kéo dài, sẽ hủy hoại môi trường sống của các loài thủy sinh này.