Đắk Lắk Ứng Dụng Chế Phẩm Sinh Học Để Phòng Trừ Bệnh Chết Nhanh, Chết Chậm Trên Cây Tiêu
Sáng 23-5, Chi cục Bảo vệ thực vật phối hợp với Công ty TNHH Phát triển nông nghiệp Phương Nam (TP. Hồ Chí Minh) tổ chức hội thảo đánh giá kết quả khảo nghiệm mô hình ứng dụng chế phẩm sinh học Emina, Nemato-Padco, Chaeto-Padco phòng trừ bệnh chết nhanh, chết chậm trên cây tiêu tại phường Bình Tân, thị xã Buôn Hồ (Đắk Lắk).
Tham dự có đông đảo nông dân và cán bộ thuộc ngành nông nghiệp của thị xã và các huyện Krông Năng, Ea H'leo, Cư M’gar.
Mô hình được thực hiện tại hộ ông Phạm Thanh Tùng, thuộc TDP 3 trên diện tích 4 sào tiêu trong giai đoạn kinh doanh có biểu hiện của bệnh chết nhanh và chết chậm. Sau 8 tháng (từ tháng 8-2013 đến hết tháng 3-2014) sử dụng chế phẩm Emina, Nemato-Padco, Chaeto-Padco, tỷ lệ bệnh giảm từ 0,4% - 1,27% và thuốc không gây ngộ độc cho cây tiêu, trong khi mô hình đối chứng sử dụng thuốc hóa học tỷ lệ bệnh tiếp tục tăng từ 8,35% - 11,04%.
Tại hội thảo, Chi cục Bảo vệ thực vật cũng khuyến cáo người dân nên sử dụng các chế phẩm sinh học trong trồng trọt để mang lại hiệu quả tốt hơn cho sản xuất nông nghiệp về lâu dài. Được biết, Chi cục và Công ty Phương Nam cũng đã thực hiện một mô hình tại huyện Cư Kuin và cũng cho kết quả tương tự như mô hình ở phường Bình Tân.
Có thể bạn quan tâm
Lo cho “đầu cơ nghiệp” của mình bị thiếu thức ăn khi mùa đông đến, sau khi thu hoạch lúa, đồng bào vùng cao chủ động lấy rơm khô về dự trữ cho trâu, bò. Đây là nguồn thức ăn quan trọng thay thế cho cỏ tươi trong mùa rét.
Thị trường lúa gạo tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long mấy ngày qua đã sôi động trở lại. Đây là tín hiệu tốt, sau khi Việt Nam ký được khoảng 1 triệu tấn gạo theo một hợp đồng tập trung và trúng thầu cung cấp 450.000 tấn gạo cho Philippines.
Thế thượng phong của tôm, cá tra, cá basa đã làm lu mờ vị thế của con cá biển, nhưng đây lại là một hướng đi đầy tiềm năng.
Mặc dù Bộ Công Thương đã có quy hoạch phát triển hệ thống sản xuất phân bón, song đến nay ngành phân bón Việt Nam vẫn là một nền sản xuất tự phát.
Cá điêu hồng được Bộ Thủy sản xác định là mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong thời gian tới. Loài cá này có năng suất cao và mau lớn, thịt ngon nên được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng.