Xuất khẩu điều kỳ vọng đạt 2,5 tỷ USD

Cụ thể, trong 9 tháng qua, Việt Nam xuất 245.000 tấn điều, trị giá 1,78 tỷ USD, tăng gần 8% về khối lượng và hơn 20% về giá so với cùng kỳ 2014.
Giá hạt điều bình quân của Việt Nam xuất khẩu trong 8 tháng đầu năm nay là 7.271 USD một tấn, tăng gần 12,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Thị trường xuất khẩu điều chủ yếu của Việt Nam vẫn là ba thị trường lớn: Mỹ, Hà Lan, Trung Quốc chiếm 61,17%.
Đáng chú ý, các nước tham gia TPP mới đây đã chiếm trên 50% xuất khẩu của ngành, trong đó, Mỹ là thị trường xuất khẩu điều lớn nhất của Việt Nam (chiếm trên 30% tổng giá trị xuất khẩu), Singapore (10%), Australia (7%), Canada (5%),...
Như vậy, việc đàm phán TPP kết thúc là tín hiệu vui đối với ngành chế biến xuất khẩu nhân điều giai đoạn hiện nay.
Theo Vinacas, các doanh nghiệp cần phải có những giải pháp đột phá để góp phần gia tăng chất lượng và sản lượng nguyên liệu điều thô trong nước vì một số mặt hàng xuất khẩu nếu có nguyên liệu xuất xứ trong nước sẽ được hưởng đầy đủ các chính sách ưu đãi của TPP, đặc biệt về thuế xuất, nhập khẩu (0%).
Hiện, nguyên liệu điều thô phục vụ chế biến xuất khẩu của Việt Nam mới chỉ đáp ứng được khoảng 50% công suất chế biến.
Có thể bạn quan tâm

Nhiều năm liền, anh Lê Thanh Hải ở ấp 8, xã Long Trung, huyện Cai Lậy (Tiền Giang) chủ động xử lý sầu riêng ra hoa nghịch vụ khắc phục tình trạng "được mùa, thất giá", góp phần nâng cao mức sống gia đình.

Nhắc đến sản vật của vùng đất Đông Triều (Quảng Ninh), ngoài nếp cái hoa vàng còn có na dai. So với sản phẩm cùng loại ở những nơi khác, na dai Đông Triều có đặc trưng riêng, như: Quả to; vỏ mỏng, bóng, có màu vàng khi chín; vị ngọt đậm, mùi thơm; không cát. Và đây cũng chính là những lợi thế để na dai Đông Triều có được chỗ đứng trên thị trường.

Hiện tượng hành ra hoa rất hiếm. Ca dao có câu: Bao giờ cho chuối có cành / cho sung có nụ, cho hành có hoa / Bao giờ chạch đẻ ngọn đa / sáo đẻ dưới nước thì ta lấy mình...

Đến ấp 7, xã Khánh Bình Đông, huyện Trần Văn Thời (Cà Mau), hỏi ông Hai làm lờ cá, thì hầu như ai cũng biết. Đó là ông Thạch Lợi (67 tuổi), một tấm gương vượt khó vươn lên thoát nghèo tiêu biểu của người dân tộc Khmer.

Bị khuyết tật (gù lưng), nhưng vượt qua khó khăn, anh Hoàng Trọng Hậu (sinh năm 1976, ở thôn Tam Đa, xã Tam Đa, huyện Phù Cừ, Hưng Yên) bây giờ có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm từ phát triển chăn nuôi lợn, gà, vịt...