Hội nghị giao ban tháng 8 về Quản lý môi trường và dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản
Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Cà Mau hội nghị giao ban tháng 8 về “Quản lý môi trường và dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản” để phân tích, làm rõ nguyên nhân dẫn đến dịch bệnh trong tôm nuôi công nghiệp; từ đó, có những đề xuất giải pháp phù hợp tháo gỡ kịp thời.
Theo đánh giá của ngành chức năng: Dịch bệnh trên tôm nuôi công nghiệp từ đầu năm đến nay gần 520 ha giảm so với cùng kỳ năm 2014. Trong đó, Đầm Dơi, Cái Nước, Trần Văn Thời và Phú Tân là những địa phương có diện tích nuôi tôm bị dịch bệnh và thiệt hại cao nhất, chủ yếu là bệnh gan tụy và đốm trắng.
Chuyên gia nông nghiệp cho rằng: Cái chính là do bà con nông dân chưa tuân thủ nghiêm ngặt lịch thời vụ; mặt khác do thời tiết, môi trường diễn biến bất lợi; chất lượng con giống chưa được kiểm soát chặt chẽ dẫn đến tôm nuôi bị bệnh và thiệt hại ở giai đoạn thả nuôi từ 25 – 60 ngày tuổi.
Từ những nguyên nhân nêu ra, Sở NN&PTNT tỉnh đề nghị tới đây, Phòng NN&PTNT các huyện và Phòng Kinh tế thành phố Cà Mau tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nhắc nhỡ người nuôi tôm phải tuân thủ nghiêm ngặt lịch thời vụ; đồng thời, mua giống ở những cơ sở sản xuất giống uy tín để thả nuôi.
Có thể bạn quan tâm
Đó là việc hàng trăm hộ dân của xã An Lạc thuộc huyện Sơn Động (Bắc Giang) đồng loạt tàn phá những cánh rừng ở sườn Tây của dãy Yên Tử, là khu bảo tồn thiên nhiên, trong đó huyện Sơn Động có hơn 10.000 ha rừng thuộc diện bảo vệ nghiêm ngặt, 7.000 ha rừng đặc dụng cực kỳ quan trọng. Mà mục đích của việc phá rừng này là để… trồng keo.
Ngoài yếu tố tôm nuôi chết sớm do bệnh gan tuỵ cấp thì thức ăn là một nguyên nhân gây bất lợi cho tôm, dẫn đến vụ nuôi không thành công như mong đợi. Do đó, việc quản lý thức ăn phải được người nuôi đặt lên hàng đầu, nhất là trong thời kỳ dịch bệnh hiện nay.
Song, các ngành chức năng vẫn không xác định được nguyên nhân tôm chết! Trước tình hình trên, một số doanh nghiệp nuôi tôm tại Bạc Liêu đã xây dựng và đầu tư mô hình nuôi tôm trong nhà kính theo công nghệ của Tập đoàn C.P (Thái Lan).
Khi việc nuôi cá tra xuất khẩu không còn lãi như xưa, một số ngư dân trong tỉnh đã năng động đổi sang nuôi các mặt cá chợ, như: Cá điêu hồng, cá he, cá hú, cá chim… để bán ở thị trường nội địa. Sự chuyển hướng kịp thời đã giúp họ thành công.
Qua báo cáo của Sở Nông nghiệp - PTNT, sản lượng nuôi trồng thủy sản thu hoạch trong 10 tháng năm 2014 đạt 9.594 tấn, tăng 11,6% so với cùng kỳ. Trong đó cá các loại 4.742 tấn, tăng 7,3%; tôm các loại 4.542 tấn, tăng 16,7%; thủy sản khác 310 tấn, tăng 8,4% so với cùng kỳ.