Xuất khẩu cá tra sang Brazil giảm mạnh
Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), 7 tháng đầu năm, giá trị xuất khẩu cá tra sang thị trường Brazil đạt 38,45 triệu USD, chiếm 4,32% tổng giá trị xuất khẩu cá tra, nhưng lại giảm đến 46% so với cùng kỳ năm trước. Đây là thị trường xuất khẩu cá tra đơn lẻ lớn thứ 4 của Việt Nam (sau Mỹ, Trung Quốc và Mexico).
Nguyên nhân khiến lượng hàng xuất khẩu sang thị trường này giảm mạnh là do hàng Việt đang bị cạnh tranh gay gắt bởi sản phẩm của Viện Tiếp thị thủy sản Alaska (ASMI) - một đơn vị đã thực hiện nhiều chương trình kết nối các công ty nhập khẩu Mỹ với đối tác Brazil. Cùng với đó, lệnh ngừng nhập thủy sản và các sản phẩm chế biến từ thủy sản hoặc sản phẩm đánh bắt tạm thời có xuất xứ từ Việt Nam khiến cá tra sang thị trường này vẫn còn bế tắc.
Theo tính toán của Ủy ban thương mại Quốc tế ITC, nếu thời điểm quý II và III/2014, giá nhập trung bình cá tra và cá da trơn của Brazil tăng mạnh nhất lên mức 2,01 - 2,04 USD một kg thì nay giảm còn 1,85 - 1,87 USD/kg.
Dự báo của Vasep, trong năm nay, xuất khẩu cá tra sang thị trường Brazil giảm 30-50% về giá trị so với năm 2014.
Related news
Dù không phải là vật nuôi truyền thống, có lợi thế phát triển nhưng vài năm gần đây, con dê mang đến cho những hộ nghèo, hộ khó khăn những cơ hội tăng thu nhập, vươn lên, cải thiện đời sống.
Qua thống kê của ngành nông nghiệp tỉnh Hậu Giang, niên vụ mía 2015 - 2016, toàn tỉnh có gần 1.000ha mía được bà con trồng lưu gốc, tập trung nhiều ở thành phố Vị Thanh, với khoảng 760ha, chiếm hơn 30% tổng diện tích mía của thành phố (2.500ha). Bởi vì, Vị Thanh là vùng đất cao, ít bị nước lũ đe dọa nên thuận tiện cho bà con áp dụng mô hình canh tác mía lưu gốc.
Theo Chi cục Bảo vệ thực vật Phú Yên, hiện tuyến trùng gây hại 360ha hồ tiêu, tỉ lệ hại từ 5 đến 50% dây; bệnh chết chậm gây hại 60ha, tỉ lệ bệnh từ 0,5 đến 20% dây, tập trung tại xã Sơn Thành Tây, Sơn Thành Đông (huyện Tây Hòa).
Sau thu hoạch lúa Đông Xuân, cánh đồng ấp Ngã Ngay (xã Tân Long - Mang Thít - Vĩnh Long) không cày ải, mà xả nước tràn đồng với lý do để nhử lúa cỏ, lúa lai. Cách làm này nhận được sự đồng tình của nhiều nông dân, nhưng cũng không ít ý kiến cho rằng lợi bất cập hại.
Đó là trại sản xuất nấm dược liệu linh chi Yên Tử của ông Tạ Đức Khương ở khu phố 2, thị trấn Mạo Khê (huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh). Đây là một trong những nhân tố mới phát triển mô hình sản xuất nấm linh chi quy mô lớn theo chuỗi công nghệ kỹ thuật, quy trình sản xuất khép kín ở huyện Đông Triều.