Phòng Dịch Tốt Không Sợ Thất Bại

Trong khi các trang trại chăn nuôi gia cầm trong vùng đang điêu đứng vì dịch bệnh, thì trang trại chăn nuôi của anh Nguyễn Đức Lập ở thôn Đoài, xã Kim Nỗ, huyện Đông Anh, Hà Nội không chỉ đứng vững, mà còn có thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm.
Dẫn chúng tôi vào nhà, anh Lập khoe ngay: “Phải nói gần chục năm gắn bó với nghề chăn nuôi gà, tôi chưa từng gặp thất bại, cứ nuôi năm nào là thắng năm đó”.
Nói về cơ duyên đến với nghề nuôi gà, anh Lập cho hay: Do trước đây tôi làm công nhân tại trại gà Phúc Thịnh (huyện Đông Anh), ngày ngày tiếp súc với gà nên tôi rất thích nghề nuôi gà. Sau khi lập gia đình, thấy làm công nhân trong trại gà thu nhập thấp, vợ chồng anh quyết định xin thôi việc. Tích góp được ít vốn, anh Lập đầu tư xây dựng chuồng trại và mua 500 gà bố mẹ giống Ai Cập về nuôi thử nghiệm. Thời gian làm công nhân trong trại gà nên anh Lập nắm chắc kỹ thuật nuôi và cách phòng dịch cho gà, nên ngay năm đầu tiên nuôi, anh đã thành công, thu về hơn 50 triệu đồng tiền lãi.
Có vốn trong tay, anh mở rộng diện tích chuồng trại, tăng quy mô đàn gà. Cùng với nuôi gà đẻ trứng, anh xây thêm lò ấp trứng để kinh doanh gà giống.
Anh còn xây dựng 5 vệ tinh (trang trại nuôi gia công) chăn nuôi gia cầm trên địa bàn xã, mỗi trang trại nuôi 2.000 – 3.000 gà bố mẹ. Sản phẩm trứng và gà giống của anh không chỉ nổi tiếng ở miền Bắc, mà đã được bạn hàng và người tiêu dùng ở một số tỉnh miền Trung và miền Nam biết đến.
Cùng với nuôi gà, vợ chồng anh mở thêm dịch vụ kinh doanh thức ăn chăn nuôi và thuốc thú y. Mỗi năm tổng thu nhập của gia đình anh lên đến hàng tỷ đồng.
Hiện, hệ thống trang trại của gia đình anh đứng đầu xã về cả quy mô và doanh thu. Anh Lập chia sẻ: “Để thành công trong chăn nuôi gia cầm không khó, chỉ cần luôn đảm bảo tốt phòng dịch bệnh và chọn giống chuẩn là thắng, thêm nữa là phải biết được nhu cầu của thị trường để có chính sách phát triển cho phù hợp.
Bà con có nhu cầu mua và tư vấn kỹ thuật nuôi gà liên hệ với anh Nguyễn Đức Lập qua số điện thoại: 0916108548.
Có thể bạn quan tâm

Người dân dùng các loại lá cây có chất chua như lá giang, lá me và thuốc sát trùng để rơ miệng cho gia súc bị lở mồm long móng

Từ một mảnh đất rẫy cằn cỗi dưới chân Hòn Rồng, ông Nguyễn Đông Hải (thôn Vĩnh Đông, xã Cam An Nam, huyện Cam Lâm, Khánh Hòa) đã cải tạo, lập vườn, mở trang trại, đem lại doanh thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm…

Sau 3 năm triển khai thực hiện Dự án “Xây dựng mô hình chăn nuôi bò, heo và gà thịt an toàn sinh học phục vụ phát triển kinh tế - xã hội” tại Trung tâm Thông tin và Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ Bình Thuận (gọi tắt là trung tâm) đến nay dự án đã cơ bản hoàn thành.

Ngay sau khi các nước thành viên tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) tuyên bố kết thúc đàm phán, nhiều thông tin cho rằng, ngành chăn nuôi Việt Nam sẽ gặp không ít khó khăn…

Nhờ gắn bó với mô hình nấm thương phẩm, chị Nguyễn Thị Hải, thôn Hiền Lương, xã Vĩnh Thành (Vĩnh Linh, Quảng Trị) đã xây dựng được cơ ngơi khang trang, giải quyết việc làm cho nhiều lao động địa phương.