Xuất Khẩu Cá Tra Phấn Đấu Đạt 2,3 Tỷ USD

Xuất khẩu cá tra phấn đấu đạt 2,3 tỷ USD là một trong những mục tiêu cụ thể đến năm 2016 mà Bộ NN&PTNT vừa đưa ra trong Quyết định phê duyệt quy hoạch nuôi, chế biến cá tra vùng ĐBSCL đến năm 2020.
Cũng theo Quyết định này, diện tích mặt nước nuôi cá tra ở vùng ĐBSCL đến năm 2016 sẽ có tối đa là 5.400 ha và cho ra sản lượng từ 1,25 đến 1,3 triệu tấn cá tra nuôi. Ước tính, sản lượng này sẽ cho kim ngạch xuất khẩu vào khoảng từ 2 tỷ đến 2,3 tỷ USD.
Đến năm 2020, quy hoạch sẽ cho phép tăng diện tích mặt nước nuôi cá tra lên, cụ thể tổng diện tích nuôi cá tra tại vùng này sẽ từ 7.600-7.800 ha. Đến thời điểm này sẽ thu hoạch từ 1.8 triệu đến 1.9 triệu tấn cá tra nuôi. Thời điểm này cũng được quy hoạch để tỷ lệ sản phẩm chế biến sâu từ cá tra có giá trị tăng cao, đạt từ 15-20%. Kim ngạch xuất khẩu đạt từ 2,6-3 tỷ USD.
Nhu cầu giống cá tra ở các tỉnh nuôi trọng điểm vùng ĐBSCL đến năm 2015 đáp ứng khoảng 3 tỷ con giống, đến năm 2020 là 3,5 tỷ con giống.
Theo phê duyệt của quy hoạch này, các đơn vị sản xuất cá bột nòng cốt là Trung tâm giống thủy sản của tỉnh và trại sản xuất giống cá tra ở Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, Vĩnh Long, Tiền Giang.
Ương nuôi cá giống sẽ chia làm 3 vùng tại ĐBSL. Diện tích ương nuôi giống toàn vùng cần khoảng từ 1.700-2.500 ha.
Có thể bạn quan tâm

Tình hình nắng nóng, khô hạn tiếp tục diễn ra gay gắt, người dân huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai đang phải gồng mình chống hạn. Đặc biệt, cây hồ tiêu là một trong những cây trồng chủ lực của địa phương và là nguồn thu nhập chính của người dân đang bị đe dọa nghiêm trọng.

Điều kiện khí hậu tại TP.HCM nóng ẩm quanh năm, phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển cây rau, do vây cây rau được trồng quanh năm và càng ngày có nhiều vùng sản xuất tập trung.

Tái cơ cấu nông nghiệp là gì, những việc gì cần làm ngay, ưu tiên làm gì trước, tái cơ cấu vào đâu?... là những câu hỏi nhiều ngành từ T.Ư đến địa phương đang đặt ra hiện nay.

Từ xã vùng núi khó khăn, sau 3 năm xây dựng nông thôn mới (NTM), xã Nhạo Sơn, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc đã bứt phá về đích ngoạn mục, làm tấm gương sáng cho các xã trong và ngoài huyện học tập.

Được thực hiện từ năm 2007, đến nay, chính sách chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) đã đi vào cuộc sống của người dân thuộc những vùng khó khăn, đang hàng ngày trực tiếp tham gia trồng và bảo vệ rừng.