Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ngô biến đổi gen Dekalb Áo giáp cho nhà nông

Ngô biến đổi gen Dekalb Áo giáp cho nhà nông
Ngày đăng: 03/11/2015

Công ty Dekalb thuộc Tập đoàn Mosanto (Mỹ) đã đưa các giông ngô biến đổi gen kháng sâu và chống chịu thuốc trừ cỏ gốc Glyphosate vào trồng khảo nghiệm tại tỉnh Sơn La, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao, giảm chi phí công lao động rõ rệt cho người nông dân.

Đại diện Công ty Dekalb giới thiệu mô hình trồng khảo nghiệm giống ngô biến đổi gen tại xã Chiềng Sơn (Mộc Châu).

Ông Hà Quyết Nghị, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT cho biết: các giống ngô biến đổi gen là các giống ứng dụng công nghệ sinh học rất cao, làm tăng khả năng chống chịu sâu bệnh của cây ngô từ đó giảm chi phí sản xuất của bà con.

Do đó, cần tiếp tục được nhân rộng và phải gắn với thâm canh đúng quy trình.

Trên địa bàn tỉnh ta, Công ty Dekalb đã triển khai 60 mô hình trồng khảo nghiệm ngô biến đổi gen tại hai huyện Mai Sơn và Mộc Châu với các giống: DK6919S, DK6818S và DK9955S đây là các loại giống được Công ty đưa vào 2 gen kháng sâu đục thân, sâu đục bắp và gen chống chịu thuốc trừ cỏ gốc Glyphosate.

Nhờ đó, khi trồng các giống ngô này, bà con nông dân giảm thiểu chi phí mua thuốc diệt trừ 2 loại sâu hại cây ngô nêu trên.

Mặt khác, bà con có thể phun thuốc trừ cỏ thẳng vào cây ngô mà không ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của ngô vẫn diệt trừ được cỏ dại.

Theo ông Trần Văn Sơn, Giám đốc kinh doanh miền Bắc của Công ty Dekalb: Qua nghiên cứu khảo sát thì trong canh tác cây ngô tại Sơn La chúng tôi thấy có hai vấn đề: phòng trừ sâu bệnh và quản lý cỏ dại là áp lực lớn đối với bà con nông dân.

Do đó, Công ty đưa giống ngô biến đổi gen vào trồng tại địa bàn tỉnh Sơn La, giúp bà con giải quyết được các áp lực trong canh tác cây ngô, giảm chi phí đầu vào, góp phần tăng năng suất cây trồng.

Thăm các điểm trồng khảo nghiệm đối chứng trồng giống ngô lai thông thường DK6818, DK6919 và ngô lai biến đổi gen DK6818S, DK6919S tại xã Mường Bon (Mai Sơn) và xã Chiềng Sơn (Mộc Châu) cho thấy diện tích trồng giống ngô lai thông thường cỏ dại mọc xen lẫn ngô, thân cây ngô và bắp ngô có hiện tượng bị nhiễm sâu đục thân, đục bắp.

Đối với diện tích trồng giống ngô lai biến đổi gen thì sạch cỏ dại và đặc biệt là không có hiện tượng sâu bệnh trên cây ngô.

Sau thu hoạch, năng suất của giống ngô lai biến đổi gen đạt 10,4 tấn/ha cao hơn giống ngô lai thông thường là 0,8 tấn/ha.

Ông Phan Văn Triển, đội 12, xã Tân Lập (Mộc Châu) phấn khởi kể: Gia đình tôi có trồng khảo nghiệm 1 ha giống ngô lai thông thường DK6919 và 1 ha giống biến đổi gen DK6919S của Công ty Dekalb để đối chứng cho thấy, đối với giống ngô bình thường khâu làm cỏ thường trải qua 3 công đoạn là cuốc cỏ, cày xới, cày vun gốc còn đối với ngô biến đổi gen thì chỉ cần phun một lần thuốc trừ cỏ gốc Glyphosate thì đã sạch cỏ dại do đó tiết kiệm công chăm sóc.

Trong quá trình sinh trưởng và phát triển, cây ngô biến đổi gen xanh tốt hơn và khả năng sinh trưởng phát triển mạnh hơn.

Về năng suất của giống ngô biến đổi gen cao hơn 20-21%, chất lượng sau thu hoạch, về màu sắc thương phẩm hạt ngô giữa hai giống không khác nhau nhưng ngô biến đổi gen thì không có hiện tượng sâu đục giữa rãnh của hai hàng hạt ngô trên bắp do đó các thương lái ưa chuộng hơn.

Vụ sau gia đình tôi sẽ trồng giống ngô biến đổi gen trên toàn bộ diện tích trồng ngô của gia đình.

Sau khi được tham quan mô hình khảo nghiệm trồng ngô biến đổi gen của Công ty Dekalb tại xã Chiềng Sơn (Mộc Châu), anh Lò Văn Piêng, Chi hội trưởng Chi hội Nông dân bản Chiềng Cang, xã Hua Păng (Mộc Châu) cho biết:

Qua tham quan mô hình, tôi thấy giống ngô biến đổi gen này rất có lợi vì có thể phun được thuốc trừ cỏ cháy chậm, sang năm tôi sẽ mua giống ngô này về trồng tại gia đình và tuyên truyền cho hội viên nông dân trong bản về giống ngô này.

Với lợi thế kháng sâu đục thân, sâu đục bắp và kháng thuốc trừ cỏ gốc Glyphosate giống ngô biến đổi gen đã mang đến cho người nông dân thâm canh ngô với công chăm sóc ít nhất mà vẫn đảm bảo năng suất, chất lượng cao, không bị sâu bệnh phá hoại mùa màng, xứng đáng là “Áo giáp cho nhà nông”.


Có thể bạn quan tâm

 Hiệu quả mô hình trồng cây ăn quả Hiệu quả mô hình trồng cây ăn quả

Sau 2 năm chuyển đổi đất trồng màu kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả, xã Sơn Dương (huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh) đã giúp các hộ dân tăng thu nhập hàng chục tới hàng trăm triệu đồng/năm...

24/11/2015
Mùa ngọt quýt đường Mùa ngọt quýt đường

Thời gian này, người trồng quýt đường ở Bình Phước đang chuẩn bị vào vụ thu hoạch. Tiết trời mùa thu, khí hậu mát mẻ đã làm cho hương vị quýt đường càng thêm ngọt.

24/11/2015
Thu lãi hàng trăm triệu nhờ trồng cam Thu lãi hàng trăm triệu nhờ trồng cam

Phát triển cây cam để thoát nghèo, anh Nông Văn Trúc vinh dự được trao tặng giải thưởng Lương Định Của năm 2015 dành cho “Nhà nông trẻ xuất sắc”.

24/11/2015
14.000 tỷ đồng cho vay đóng tàu ngư dân oải vì thủ tục 14.000 tỷ đồng cho vay đóng tàu ngư dân oải vì thủ tục

Có tới 5 ngân hàng lớn cam kết dành 14.000 tỷ đồng thực hiện chương trình cho ngư dân vay vốn đóng tàu mới theo Nghị định 67 về thủy sản. Nhưng trên thực tế, do thủ tục cho vay bị “siết” khá chặt nên ngư dân “oải”...

24/11/2015
Tây hóa quá trình chăn nuôi hướng tới xuất khẩu thịt Tây hóa quá trình chăn nuôi hướng tới xuất khẩu thịt

Bên cạnh một số đại gia Việt nhảy vào ngành chăn nuôi, nhiều doanh nghiệp nước ngoài cũng đã có những bước chuẩn bị. Họ “Tây hoá” quy trình nuôi, lấy con giống, công nghệ, kỹ thuật làm trọng để… hướng đến xuất khẩu.

24/11/2015