Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Người Trồng Dứa Thua Lỗ Ở Nghệ An

Người Trồng Dứa Thua Lỗ Ở Nghệ An
Ngày đăng: 28/05/2012

Người trồng dứa ở vùng nguyên liệu Quỳnh Lưu (Nghệ An) đang ngao ngán với phương án thu mua của nhà máy chế biến dứa xuất khẩu thuộc Công ty cổ phần Thực phẩm Nghệ An (Nafoods).

Ép dân đến mức thua lỗ

Đang làm cỏ cho luống dứa quả to, đều tăp tắp chuẩn bị thu hoạch mà anh Nguyễn Trọng Thịnh, người có 1ha dứa ở xóm 7, xã Quỳnh Châu buồn như cảnh mùa màng thất bát. Bởi theo thông báo từ nhà máy của Nafoods (đóng tại xã Quỳnh Châu), dứa năm nay được chia làm hai loại. Loại dứa xanh, dùng chế biến dứa đóng hộp có giá khoảng 2.500 – 3.000 đồng/kg. Dứa chín dùng làm nước dứa ép, cô đặc là 1.200 – 1.500 đồng/kg. So với năm 2011, giá dứa cả 2 loại năm nay giảm hơn một nửa.

Anh Thịnh cho biết: “Với các khoản “đổ” vào cây dứa như giống, phân bón, đất đèn để kích thích ra hoa, công chăm sóc…, giá bán phải ở mức 3.000 đồng/kg, gia đình mới có lãi. Nếu giá dứa mua vào như nhà máy công bố, chúng tôi chỉ còn cách bán nhà trả nợ”.

Tưởng rằng việc mua thêm dứa xanh sẽ mở thêm một cơ hội cho nông nhưng điều này sẽ đẩy người trồng dứa vào thế bí.

Ông Hồ Diên Thắng- Phó Chủ tịch UBND xã Quỳnh Thắng phân tích: “Công suất dây chuyền sản xuất dứa hộp của Nafoods (tiêu thụ dứa xanh, ương) khoảng 10-15 tấn/ngày là quá nhỏ so với sản lượng khoảng 5.000 tấn của toàn vùng nguyên liệu năm nay. Hơn nữa, dứa là loại chín nhanh, từ ương chuyển sang chín chỉ khoảng 10 ngày nên khả năng bán dứa xanh giá cao cho nhà máy là rất thấp.

“Với phương án này, hơn 80% bà con phải bán dứa chín giá thấp cho nhà máy. Nếu bán giá 1.200 đồng/kg dứa chín, bà con mới chỉ đủ tiền để trả công cho việc bẻ dứa từ đồi mang đi bán. Tiền của đầu tư coi như mất trắng”.

Lại kêu nhà nước... trợ giá

Hiện dứa của Quỳnh Lưu được tập trung trồng tại các xã Quỳnh Châu, Quỳnh Thắng, Tân Thắng và một tổng đội thanh niên xung phong của huyện Quỳnh Lưu với khoảng 800 hộ tham gia. Nếu việc thu mua diễn ra từ 1.6 tới đúng như “kịch bản” của Nafoods, bằng ấy hộ nông dân sẽ rơi vào cảnh thua lỗ, nợ nần. Và kế hoạch phát triển vùng nguyên liệu, công nghiệp chế biến dứa - thứ được mệnh danh là “quả vua”, tạo bước đột phá của nông nghiệp Nghệ An sẽ khó thành hiện thực.

Trao đổi với NTNN, ông Nguyễn Trung Kiên- Giám đốc Chuỗi cung ứng sản phẩm của Nafoods lý giải: “Nguyên nhân giá thu mua dứa thấp là do thị trường xuất khẩu khó khăn. Giá nước dứa cô đặc năm 2011 là 1.600 USD/tấn nay giảm còn 1000 - 1.200 USD/tấn; đơn hàng khan hiếm”.

Còn ông Nguyễn Mạnh Hùng - Tổng Giám đốc Nafoods cho biết: “Việc thu mua dứa xanh số lượng ít cũng là nỗ lực của công ty do mở thêm được dây chuyền sản xuất mới. Nếu không mua dứa xanh, công ty cũng chỉ thu mua toàn bộ dứa chín với mức giá thấp như đã công bố”.

Theo ông Hùng, Công ty mong bà con nông dân cũng hiểu khó khăn của doanh nghiệp và chấp nhận quy luật của thị trường. Nhà nước cũng nên trợ giá cho nông dân như Chính phủ Thái Lan đang thực hiện với nông dân trồng dứa.

Có thể bạn quan tâm

Cà Mau Phấn Đấu Sản Xuất Đạt 20 Tỷ Con Tôm Giống Vào Năm 2020 Cà Mau Phấn Đấu Sản Xuất Đạt 20 Tỷ Con Tôm Giống Vào Năm 2020

Từ những bất cập trên, UBND tỉnh Cà Mau đã kêu gọi và tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty, doanh nghiệp có năng lực đầu tư phát triển ngành nghề nuôi trồng thủy sản và chế biến thủy sản xuất khẩu, khuyến khích xây dựng các cơ sở sản xuất tôm giống với quy mô lớn mang tầm khu vực.

06/02/2015
Khánh Hòa Phấn Đấu Khai Thác 89.000 Tấn Thủy Sản Khánh Hòa Phấn Đấu Khai Thác 89.000 Tấn Thủy Sản

Hiện nay, ngoài các nghiệp đoàn nghề cá được thành lập, Khánh Hòa đã xây dựng 2 ngư đội câu cá ngừ đại dương là ngư đội Song Tử Tây và Đá Tây A với 45 tàu khai thác. Dự kiến, vụ cá Bắc 2015, các phương tiện hành nghề lưới cản, lưới kéo và câu cá ngừ đại dương sẽ tăng cường sản xuất, giải quyết nhu cầu việc làm cho ngư dân và lao động trên biển.

06/02/2015
Nuôi Cá Chẽm Tại Hà Tiên Một Nghề Tiềm Năng Nuôi Cá Chẽm Tại Hà Tiên Một Nghề Tiềm Năng

Do có nhiều lợi thế về tài nguyên diện tích mặt nước, nguồn cá tạp làm thức ăn dồi dào... Nghề nuôi cá chẽm tại Hà Tiên còn rất nhiều tiềm năng để phát triển. Tuy nhiên, chất lượng con giống đầu vào và sự hạn chế về thị trường tiêu thụ đang là những trở ngại chính.

06/02/2015
Phú Yên Tái Cơ Cấu Ngành Thủy Sản Huy Động Nhiều Nguồn Lực, Tập Trung Nâng Cao Giá Trị Sản Phẩm Phú Yên Tái Cơ Cấu Ngành Thủy Sản Huy Động Nhiều Nguồn Lực, Tập Trung Nâng Cao Giá Trị Sản Phẩm

Phú Yên đang đặt ra mục tiêu cơ cấu ngành Thủy sản theo hướng phát triển bền vững trong khâu nuôi trồng, khai thác và chế biến nhằm nâng cao giá trị sản phẩm. Theo đó, từ nay đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, giá trị sản xuất ngành Thủy sản tăng bình quân từ 8 đến 9%/năm, chiếm từ 36 đến 37% tổng giá trị sản xuất ngành Nông nghiệp.

06/02/2015
Tập Trung Phòng Chống Dịch Cúm Gia Cầm Tập Trung Phòng Chống Dịch Cúm Gia Cầm

Trước diễn biến phức tạp của dịch cúm gia cầm trong nước và trên thế giới, nhất là nguy cơ xâm nhập của chủng virus cúm A/H7N9 thông qua các hoạt động vận chuyển, buôn bán gia cầm trái phép ở các tỉnh biên giới phía Bắc, ngày 2/2, Bộ NN&PTNT có công điện khẩn đề nghị UBND các tỉnh, TP tập trung triển khai các biện pháp phòng chống dịch.

06/02/2015