Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Độc Đáo Chợ Trâu Hùng Lợi Tuyên Quang

Độc Đáo Chợ Trâu Hùng Lợi Tuyên Quang
Ngày đăng: 27/05/2012

Cứ thứ 7 hàng tuần, người dân ở các thôn, bản thuộc xã Hùng Lợi, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang lại tấp nập dắt trâu, bò ra bãi đất trống bên dòng sông Phó Đáy hiền hòa để trao đổi, buôn bán. Vì thế mà người dân gọi đây là chợ trâu Hùng Lợi. Hàng hóa ở đây chẳng có gì khác ngoài những chú trâu, bò lừng lững. Chợ bắt đầu họp từ lúc trời tờ mờ sáng cho đến trưa mới tan, có những phiên số lượng trâu, bò mang ra bán lên đến vài chục con. Không ai biết chính xác chợ trâu được hình thành từ khi nào nhưng giờ đây chợ trâu xã Hùng Lợi đã trở thành nét sinh hoạt văn hóa đặc sắc của một xã thuần nông miền núi.

Chúng tôi gặp anh Lý Văn Dình, dân tộc Tày ở Thôn Quân, xã Hùng Lợi, mang trâu đến bán, anh cho biết: “Con trâu này tôi đã nuôi được 4 năm và có giá 30 triệu đồng, vì cần tiền sửa sang lại nhà cửa và mua sắm vật dụng cho gia đình nên mới bán đi. Từ sáng sớm đã có vài người hỏi mua nhưng trả giá thấp nên tôi chưa muốn bán”. Anh Dình cho biết thêm, gia đình anh nuôi 3 con trâu sinh sản, mỗi năm gia đình anh thu nhập khoảng 60 triệu đồng từ tiền bán trâu.

Tại chợ trâu Hùng Lợi, có rất nhiều loại trâu, bò được đem bán từ những chú nghé nhỏ đến cả những con trâu mộng to hay những con bò sinh sản và có nhiều mức giá khác nhau. Trâu, bò nhỏ có giá từ 7 - 10 triệu đồng/con, còn trâu lớn, bò sinh sản có giá từ 30 - 40 triệu đồng/con… Nếu khách ưng ý, thỏa thuận giá cả hoàn tất thì việc mua bán diễn ra rất nhanh chóng. Những con trâu, bò từ khắp các thôn, bản được đem đến chợ, có con tỏ ra hiền lành nhưng cũng có con mang cặp mắt đỏ ngầu sẵn sàng húc bất cứ ai đi ngang qua. Khách đi chợ xem trâu, xem bò cũng phải lựa, người bán thì luôn phải căng mắt canh chừng đảm bảo an toàn cho khách đến mua và tránh cho chúng húc nhau.

Anh Hoàng Văn Đình ở thôn Làng Chương, cho biết: “Tôi hay mua lại trâu của một số người dân trong thôn, bản, nuôi vỗ béo một thời gian rồi đem đến chợ bán, mỗi con thu lãi khoảng từ 2 - 3 triệu đồng. Khi còn nhỏ, tôi hay theo bố đến đây bán trâu, chợ này có từ khi nào tôi cũng không biết nữa”.

Chị Lầu Thị Dí, dân tộc Mông, thôn Nà Tang, xã Hùng Lợi phấn khởi cho biết: Gia đình tôi được Nhà nước hỗ trợ cho vay một con bò sinh sản, sau một năm nuôi dưỡng đã sinh được bê con, tôi đã trả nợ bê. Hôm nay, gia đình tôi mới bán con bê tiếp theo được 10 triệu đồng để chuẩn bị làm đám cưới cho con trai.

Khách mua trâu, bò chủ yếu là những người ở địa phương khác, ngoài những người mua trâu, bò về để lấy sức kéo hay để làm thịt thì cũng có những người đến đây tìm những con trâu tốt để nuôi dưỡng trở thành trâu chọi. Theo nhiều lái buôn kể lại, họ đến đây mua trâu, bò về xuôi phục vụ cày, bừa hoặc làm thịt nhưng nhiều lần để ý thấy những con trâu có nhiều khả năng trở thành trâu chọi nên đã nuôi dưỡng, huấn luyện rồi bán chúng lại cho những tay chơi trâu chọi chuyên nghiệp và đã có những con trâu đạt được giải cao trong các Lễ hội chọi trâu. Từ đó chợ trâu Hùng Lợi trở thành điểm hay lui tới của những tay buôn trâu, mua trâu chọi. Người ta đến chợ, không chỉ để mua trâu mà còn là dịp được gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm cách chọn trâu, cách nuôi trâu cho béo, khỏe… và còn bao chuyện khác xoay quanh những con vật được coi như là “đầu cơ nghiệp”.

Chợ trâu Hùng Lợi là một nét sinh hoạt văn hóa đặc sắc của một vùng quê miền núi, chợ không chỉ thúc đẩy kinh tế của địa phương phát triển mà còn góp phần gìn giữ nghề nuôi trâu, bò lâu đời của bà con nơi đây. Ông Ma Văn Hùng, Chủ tịch UBND xã Hùng Lợi cho biết: Chợ trâu, bò góp phần tạo thêm thu nhập cho người dân trên địa bàn xã, nhất là những lúc nông nhàn. Trong tương lai, xã sẽ có chủ trương quy hoạch để đưa chợ vào hoạt động quy củ, chất lượng hơn.

Có thể bạn quan tâm

Lập Sàn Giao Dịch Cà Phê Buôn Ma Thuột Lập Sàn Giao Dịch Cà Phê Buôn Ma Thuột

Ông Trần Thanh Hải, tổng giám đốc Công ty cổ phần Sàn giao dịch cà phê và hàng hóa Buôn Ma Thuột, cho biết trong năm 2014 VN xuất khẩu 1,6 triệu tấn cà phê với kim ngạch hơn 3,5 tỉ USD, nhưng phần lớn do doanh nghiệp nước ngoài mua xuất khẩu nên cà phê VN bị ép giá.

24/01/2015
Công Nhận Thêm Một Giống Bắp Biến Đổi Gen Công Nhận Thêm Một Giống Bắp Biến Đổi Gen

Đây là giống bắp biến đổi gen thứ tư được cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học tại VN sau bắp MON 89034, NK603 (thuộc Monsano) và GA21 (của Syngenta) được cấp giấy phép này trong năm 2014.

24/01/2015
Hoa Tết Đã Vào Mùa Hoa Tết Đã Vào Mùa

Theo thống kê của Sở NN-PTNT, vụ hoa Tết Ất Mùi 2015 toàn tỉnh có khoảng 50ha với các loại hoa chủ yếu là cúc, cát tường, thược dược, vạn thọ... So với mọi năm, vụ hoa này gặp thời tiết bất lợi nên phát sinh nhiều sâu bệnh, xảy ra hiện tượng nở sớm. Mặt khác, chi phí nhân công, phân bón, thuốc trừ sâu đều tăng từ 10-15% so với năm ngoái.

24/01/2015
Xây Dựng Nông Thôn Mới Gặp Nhiều Thuận Lợi Xây Dựng Nông Thôn Mới Gặp Nhiều Thuận Lợi

Ngày 22-1, Ban chỉ đạo Trung ương chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) đã họp trực tuyến với các địa phương về kết quả xây dựng NTM năm 2014 và bàn phương hướng nhiệm vụ năm 2015. Phía đầu cầu BR-VT có ông Trần Ngọc Thới, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và đại diện cơ quan liên quan tham dự hội nghị.

24/01/2015
Đóng Tàu Theo Nghị Định 67/CP Đồng Vốn Đã Chuyển Động Đóng Tàu Theo Nghị Định 67/CP Đồng Vốn Đã Chuyển Động

Ông Trần Văn Cường, Phó Giám đốc Sở NN-PTNN cho biết, đến thời điểm hiện nay, UBND tỉnh đã phê duyệt thí điểm 3 tổ chức đủ điều kiện đóng mới tàu cá vỏ thép làm dịch vụ hậu cần thủy sản và 1 cá nhân đóng mới tàu khai thác thủy sản, với tổng kinh phí khoảng 143 tỷ đồng.

24/01/2015
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.