Xuất khẩu cá tra cần hướng về thị trường trọng điểm

Đây là khẳng định của TS. Siefried Bank-chuyên gia EU- tại cuộc Hội thảo “Phát triển cá tra bền vững tại Việt Nam- Các phân tích và khuyến nghị về chính sách” do Dự án Xây dựng chuỗi cung ứng cá tra bền vững tại Việt Nam (SUPA) tổ chức mới đây.
Theo những thông tin từ Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), 9 tháng đầu năm 2015, tổng giá trị cá tra xuất khẩu đạt 1,16 tỷ USD, giảm 9,3% so với cùng kỳ năm 2014.
Kim ngạch xuất khẩu cá tra sang 5 thị trường lớn là: Mỹ, EU, ASEAN, Mexico và Braxin (chiếm 58% tổng kim ngạch xuất khẩu cá tra) giảm 1,3 - 40,6% so với cùng kỳ năm 2014.
VASEP dự báo: Do khó khăn về thị trường nên xuất khẩu cá tra năm 2015 rất có thể “âm” so với năm 2014.
Theo đánh giá của Trung tâm sản xuất sạch hơn, chuỗi giá trị cá tra Việt Nam đang phải gánh chịu rất nhiều các loại chi phí, khiến sản phẩm thiếu sức cạnh tranh.
Ông Lê Xuân Thịnh- Giám đốc Dự án Xây dựng chuỗi cung ứng cá tra bền vững ở Việt Nam- cho hay: Giá xuất khẩu cá tra đã giảm dần, năm 2002 đứng ở mức 3 USD/kg, các năm sau đã giảm xuống khoảng 2,33 USD/kg, thậm chí năm nay chỉ còn 2,1 USD/kg...
Con đường xuất ngoại của cá tra Việt Nam còn nhiều gập ghềnh.
Đó là chuyện bình thường.
Điều quan trọng là các DN chế biến, xuất khẩu cá tra sẽ làm gì và chọn những con đường mới nào để vững tin đi tiếp?
Để có thể phát triển và xuất khẩu sản phẩm cá tra bền vững, các chuyên gia cho rằng, Việt Nam nên hướng trọng tâm tới một số thị trường trọng điểm như EU, Mỹ… từ đó tạo nền tảng xây dựng chuỗi giá trị sản xuất phù hợp với thực tế.
Đặc biệt, EU là thị trường đòi hỏi chất lượng cao nhất nên có thể lấy đây làm thị trường “điểm” để xác lập chất lượng sản phẩm cá tra xuất khẩu không phụ gia, thu phục lòng tin của người tiêu dùng, rồi từ EU lan tỏa sang các thị trường khác.
Related news

Bước sang năm 2014, với việc nhiều địa phương cơ bản hoàn thành dồn điền đổi thửa, người nông dân có điều kiện yên tâm đầu tư chuyển đổi sản xuất, phát triển NTTS. Thêm vào đó, giá bán sản phẩm thủy sản những tháng đầu năm ổn định và tăng hơn 15% so với năm 2013, trong đó, cá rô phi, cá chép tăng 7.000 - 10.000 đồng/kg.

Ông Huỳnh Văn Hải, Tổ trưởng Tổ giám sát HTX nuôi trăn đất ở xã Hiệp Lợi, TX.Ngã Bảy (Hậu Giang), cho biết: Do biến động của thị trường nên giá trăn đất đã sụt giảm mạnh. Hiện tại giá chỉ còn 265.000 đồng/kg (loại 5 kg/con trở lên), so với cùng kỳ thấp hơn 60.000-100.000 đồng/kg.

Nguyên nhân khiến cho giá hạt tiêu tăng cao trong thời gian gần đây là do hạt tiêu Việt Nam đã xuất khẩu vào hầu hết các nước trên thế giới như Hoa Kỳ, Singapore, Ấn Độ hoặc những thị trường có mức tăng trưởng nhập khẩu cao gần đây như Pakistan, Thái Lan, Malaysia, Pháp...

Ngày 11/8, Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Cà Mau phối hợp với các đơn vị, chính quyền địa phương tổ chức thả cá giống tái tạo nguồn lợi thuỷ sản tại các xã nội đồng của huyện U Minh, Trần Văn Thời, Thới Bình. Chương trình được thực hiện theo dự án tái tạo thả bổ sung giống thủy sản tại một số cửa sông ven biển tỉnh Cà Mau.

Thực hiện chương trình nông thôn mới, đến nay bộ mặt nông thôn của xã Yên Đức (Đông Triều - Quảng Ninh) có sự đổi thay nhanh chóng với các tuyến đường bê tông liên thôn, xóm, nhiều nhà cao tầng khang trang, hiện đại được xây dựng, đời sống người dân ngày càng được nâng lên.