Xuất khẩu cà phê rang xay tăng mạnh

Cà phê chế biến ngày càng có chỗ đứng trên thị trường.
Hiệp hội cà phê - ca cao Việt Nam (Vicofa) cho biết, những năm gần đây, Việt Nam đã chú trọng nhiều hơn đến xuất khẩu cà phê chế biến (rang xay, hòa tan).
Cụ thể, theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, năm 2012 xuất khẩu cà phê chế biến đạt gần 52.000 tấn đã tăng lên 54.000 tấn vào 2014, chiếm 3,2% tổng lượng xuất khẩu, giá trị đạt gần 274 triệu USD, chiếm 7,7% tổng kim ngạch xuất khẩu.
9 tháng đầu năm nay, Việt Nam đã xuất khẩu cà phê chế biến gần 52.000 tấn với kim ngạch 226 triệu USD. Dự kiến cả năm, lượng xuất khẩu cà phê chế biến có thể tăng 25% so với 2014, đạt mức xuất khẩu 68.000 tấn, trị giá trên 300 triệu USD.
Trong khi cà phê chế biến tăng mạnh thì ở chiều ngược lại cà phê nhân xuất khẩu ngày một giảm. Năm 2012, mặt hàng xuất khẩu này đạt gần 1,7 triệu tấn, nhưng sang năm 2013 chỉ xuất được trên 1,2 triệu tấn và tăng lên 1,6 triệu tấn trong năm 2014.
Riêng 9 tháng đầu năm 2015, xuất khẩu cà phê nhân chỉ đạt 900.000 tấn.
Theo Vicofa, có hai nguyên nhân chính khiến xuất khẩu cà phê nhân giảm. Thứ nhất là do thời tiết thay đổi nên cà phê mất mùa khiến sản lượng giảm khoảng 20%.
Thứ hai là nhiều hãng cà phê ngoại đưa các nhà máy chế biến đi vào hoạt động, cùng với nhiều cơ sở rang xay nhỏ phát triển khiến cà phê chế biến gia tăng.
Vifoca nhận định, cà phê nhân xuất khẩu sẽ giảm dần để nhường chỗ cho cà phê rang xay và hòa tan đang tăng trưởng nhanh.
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay 2 trại này đang sản xuất thử nghiệm, gồm trại sản xuất tôm giống Hoàng Thái, xã Hàng Vịnh và Công ty sản xuất tôm giống Thảo Nguyên, xã Hàm Rồng.

Gần 20 năm nay, gia đình ông Phan Xuân Đức, ở đội 7, xã Đông Minh (Đông Sơn - Thanh Hóa) liên tục chăn nuôi có lãi, bởi ông có nhiều kinh nghiệm phòng, chống dịch bệnh trên đàn gia cầm nên trải qua bao đợt dịch bệnh lớn, đàn gia cầm của gia đình ông vẫn an toàn... Với quy mô chăn nuôi gia trại gần 1.000 vịt sinh sản và 300 gà thịt..., mỗi năm thu nhập mang lại cho gia đình hàng chục triệu đồng.

Giá nấm rơm tăng do nguồn cung năm nay ít mà nhu cầu thị trường ngày càng tăng cao. Ngoài ra, nguồn nguyên liệu chính làm nấm là rơm ngày một hiếm do bà con đa phần thu hoạch lúa bằng máy gặt đập liên hợp và đốt rơm tại ruộng, từ đó, số hộ theo nghề trồng nấm rơm cũng ít dần.

Gần 4 tháng qua, trên địa bàn huyện Sông Hinh (Phú Yên) không có mưa, thời tiết hanh khô kéo dài đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và đời sống của nhân dân. Trong đó thiệt hại nặng nhất là các loại cây trồng cạn, đặc biệt là sắn và mía - 2 cây trồng chủ lực của huyện.

Theo thông tin từ Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Mường Khương (Gia Lai), cây chuối mô trên địa bàn cho nguồn thu hơn 40 tỷ đồng/năm.