Xuất khẩu cà phê rang xay tăng mạnh
Cà phê chế biến ngày càng có chỗ đứng trên thị trường.
Hiệp hội cà phê - ca cao Việt Nam (Vicofa) cho biết, những năm gần đây, Việt Nam đã chú trọng nhiều hơn đến xuất khẩu cà phê chế biến (rang xay, hòa tan).
Cụ thể, theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, năm 2012 xuất khẩu cà phê chế biến đạt gần 52.000 tấn đã tăng lên 54.000 tấn vào 2014, chiếm 3,2% tổng lượng xuất khẩu, giá trị đạt gần 274 triệu USD, chiếm 7,7% tổng kim ngạch xuất khẩu.
9 tháng đầu năm nay, Việt Nam đã xuất khẩu cà phê chế biến gần 52.000 tấn với kim ngạch 226 triệu USD. Dự kiến cả năm, lượng xuất khẩu cà phê chế biến có thể tăng 25% so với 2014, đạt mức xuất khẩu 68.000 tấn, trị giá trên 300 triệu USD.
Trong khi cà phê chế biến tăng mạnh thì ở chiều ngược lại cà phê nhân xuất khẩu ngày một giảm. Năm 2012, mặt hàng xuất khẩu này đạt gần 1,7 triệu tấn, nhưng sang năm 2013 chỉ xuất được trên 1,2 triệu tấn và tăng lên 1,6 triệu tấn trong năm 2014.
Riêng 9 tháng đầu năm 2015, xuất khẩu cà phê nhân chỉ đạt 900.000 tấn.
Theo Vicofa, có hai nguyên nhân chính khiến xuất khẩu cà phê nhân giảm. Thứ nhất là do thời tiết thay đổi nên cà phê mất mùa khiến sản lượng giảm khoảng 20%.
Thứ hai là nhiều hãng cà phê ngoại đưa các nhà máy chế biến đi vào hoạt động, cùng với nhiều cơ sở rang xay nhỏ phát triển khiến cà phê chế biến gia tăng.
Vifoca nhận định, cà phê nhân xuất khẩu sẽ giảm dần để nhường chỗ cho cà phê rang xay và hòa tan đang tăng trưởng nhanh.
Related news
ồi đầu tháng 6, ngay sau niềm vui lô vải thiều đầu tiên vào Mỹ - thị trường “lớn nhưng khó tính” nhất thế giới, là cái “giật mình” của nông dân trồng vải, của các DN xuất khẩu, và cả những người làm quản lý.
Ngày 8.7, trước khi bế mạc kỳ họp 13, HĐND TP.Hà Nội đã thảo luận và thông qua chủ trương đầu tư cho “Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (NNCNC) giai đoạn 2016 – 2020”.
Ngày 10.7, ông Trần Ngọc Bằng - Phó Trưởng phòng NNPTNT huyện Phú Ninh, Quảng Nam cho biết, vụ dưa thứ hai trong năm 2015, toàn huyện Phú Ninh có khoảng 250ha đang đến mùa thu hoạch.
Theo kết quả điều tra vừa công bố của Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT), có đến 91% số nông dân vùng ĐBSCL sản xuất lúa thu đông có lãi, chỉ 1% bị thua lỗ và 8% hòa vốn.
Thực hiện “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, trong 2 năm qua, tỉnh Bình Dương có nhiều mô hình đạt hiệu quả kinh tế cao, cho doanh thu 3 tỷ đồng/ha/năm.