Xuất khẩu cà phê hòa tan tăng nhanh
Năm nay, cà phê là một trong những mặt hàng nông sản chủ lực bị sụt giảm mạnh nhất cả về lượng lẫn giá trị XK. Theo Tổng cục Hải quan, đến hết tháng 7, nước ta đã XK 786.493 tấn cà phê, trị giá 1,62 tỷ USD. So với cùng kỳ năm ngoái, lượng cà phê đã XK giảm tới 34,3% và giá trị giảm 34,2%.
Trong bối cảnh XK cà phê nói chung đang gặp khó khăn, XK cà phê hòa tan lại đang tăng trưởng rất ấn tượng. Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, Việt Nam đã vươn lên đứng hàng thứ 5 trong số những nước XK cà phê hòa tan lớn trên thế giới, sau Brazil, Indonesia, Malaysia và Ấn Độ.
Thị phần của cà phê hòa tan Việt Nam trên thị trường cà phê hòa tan thế giới cũng đã tăng mạnh trong 5 năm qua, từ 1,8% lên 9,1%. Số liệu của Bộ Nông nghiệp Mỹ cho thấy, trong 6 tháng đầu năm nay, Việt Nam đã XK khoảng 572.000 bao cà phê hòa tan (mỗi bao 60 kg), tương ứng với 34.000 tấn cà phê hòa tan.
Đây là lượng cà phê hòa tan được Việt Nam XK nhiều nhất trong 5 năm qua. Cà phê hòa tan Việt Nam được XK nhiều nhất sang EU với 94.698 bao, tiếp đó là Nhật Bản 72.743 bao, Mỹ 68.892 bao, Nga 58.472 bao, Philippines 57.764 bao, Đài Loan 31.955 bao, Trung Quốc 29.300 bao, Thái Lan 28.799 bao ...
Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo trong niên vụ 2014/2015, Việt Nam có thể XK được 1,3 triệu bao cà phê hòa tan (78.000 tấn), tăng tới 44% so với niên vụ trước.
Sở dĩ XK cà phê hòa tan của Việt Nam tăng trưởng mạnh là nhờ vào vị thế nước sản xuất cà phê Robusta (thường được dùng để làm cà phê hòa tan) lớn nhất thế giới.
Bên cạnh đó là sự tham gia mạnh mẽ của nhiều DN có vốn đầu tư nước ngoài. Như Nestlé đã đưa nhà máy chế biến cà phê trị giá 80 triệu USD vào hoạt động ở tỉnh Đồng Nai. Ngoài XK cà phê nhân đã qua chế biến, Nestlé cũng đang đẩy mạnh sản xuất cà phê hòa tan để phục vụ trong nước và XK …
Theo Bộ NN-PTNT, hiện nước ta có 19 nhà máy chế biến cà phê hòa tan nguyên chất, cà phê hòa tan phối trộn, với công suất 75.280 tấn sản phẩm/năm. Phần lớn sản lượng cà phê hòa tan của Việt Nam được XK ra nước ngoài.
Còn theo dự báo của các cơ quan, tổ chức nước ngoài, thị trường cà phê hòa tan thế giới đã tăng trưởng mạnh trong những năm qua và sẽ còn tăng trưởng tốt trong nhiều năm tới. Hiện cà phê hòa tan đã chiếm 14% nhu cầu tiêu dùng cà phê trên thế giới và dự báo sẽ tăng trưởng 3%/năm trong vòng 5 năm tới.
Chính vì vậy, định hướng phát triển chế biến cà phê của Bộ NN-PTNT cũng tập trung nhiều vào cà phê hòa tan. Theo Cục Chế biến Thương mại Nông lâm sản và Nghề muối, từ nay đến năm 2020 và định hướng tới năm 2030, về chế biến cà phê, Bộ NN-PTNT không chủ trương xây dựng thêm các nhà máy chế biến cà phê mà tập trung mạnh vào đổi mới công nghệ để tăng chất lượng sản phẩm, đồng thời đẩy mạnh thay đổi cơ cấu mặt hàng cà phê chế biến theo hướng tăng sản phẩm chế biến sâu. Mục tiêu là đến năm 2020, có từ 25% sản lượng cà phê nhân trở lên được chế biến thành các sản phẩm cà phê phục vụ trực tiếp cho tiêu dùng (cà phê rang xay, cà phê hòa tan).
Cụ thể: Sản lượng cà phê rang xay là 50.000 tấn/năm, cà phê hòa tan 255.000 tấn/năm (20% là cà phê hòa tan nguyên chất). Đến năm 2030, sản lượng cà phê hòa tan sẽ tăng lên 350.000 tấn/năm, còn cà phê rang xay vẫn giữ như năm 2020. Sở dĩ như vậy là vì cà phê hòa tan được định hướng phát triển mạnh để phục vụ XK và một phần đáp ứng tiêu dùng nội địa, còn cà phê rang xay chủ yếu cho tiêu dùng nội địa.
Có thể bạn quan tâm
Nhằm góp phần tạo nguồn thu nhập cho các hộ gia đình ở miền núi và bảo vệ rừng bền vững, đặc biệt là cung cấp nguồn dược liệu quý hiếm để xuất khẩu, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang đã xây dựng thành công mô hình trồng cây sa nhân dưới tán rừng kể từ năm 2013 đến nay.
Tại huyện Long Thành (Đồng Nai), hầu hết trong số 1.600 hécta bắp vụ hè - thu năm nay đều phát triển tốt, cho trái to, đều hạt với năng suất từ 5,5 đến hơn 8 tấn/hécta. Tuy nhiên, khi bắt đầu bước vào vụ thu hoạch, bắp tươi bán tại rẫy chỉ có giá 3.800 đồng/kg, sau đó giảm xuống còn khoảng 2.800 đồng/kg.
Một công nhân của Xí nghiệp thoát nước số 3 (Công ty thoát nước Hà Nội) vừa đổ cá chết thu gom được trên Hồ vào xe thu gom rác vừa chia sẻ với chúng tôi: Từ sáng đến giờ (15.30 phút ngày 15-9) chúng tôi đã vớt đến cả tấn cá chết. Lượng cá chết vài hôm trước chỉ rải rác, nhưng sáng hôm nay tăng đột biến, chúng tôi phải huy động thêm công nhân đến vớt cá chết".
Hà Nội có tiềm năng phát triển nuôi trồng thủy sản (NTTS) lớn, song có một thực tế là hiện nay, nhiều người nông dân vẫn băn khoăn, lo lắng vì nguồn giống chưa đảm bảo cả về chất lượng và số lượng. Không ít hộ nuôi trồng thủy sản ngậm ngùi nếm "trái đắng" bởi mua phải giống kém chất lượng trên thị trường.
“Đây là mô hình đáp ứng được nhu cầu cải thiện cuộc sống của nhiều nông dân nghèo, thiếu đất sản xuất và góp phần giải quyết việc làm. Đây cũng được xem là mô hình lý tưởng giúp nông dân vươn lên khá giả, ổn định cuộc sống” – anh Trương Văn Ước (ngụ ấp Hòa Bình 3, xã Hòa Lạc, Phú Tân, An Giang) tâm đắc khi nói về nghề nuôi ếch đã giúp gia đình anh đổi đời.