Nhiều Địa Phương Trong Tỉnh Chưa Có Thống Kê Về Số Gia Súc Chết Rét

Những ngày qua do ảnh hưởng của không khí lạnh mạnh, thời tiết Lào Cai chuyển rét đậm rét hại kéo dài. Vùng núi rét hại nặng đến rất nặng khiến nhiều gia súc bị chết rét.
Theo thông tin từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lào Cai, đến nay, huyện Sa Pa đã có 82 con gia súc bị chết. Đối với các địa phương khác, chưa có kết quả thống kê về số gia súc bị chết rét.
Huyện Bát Xát, hiện mới có thông tin từ xã Y Tý còn các xã khác chưa có số liệu thống kê. Ông Ly Giờ Có, Bí thư Đảng ủy xã Y Tý xác nhận, đến chiều ngày 14/2, xã này đã có 14 con gia súc bị chết vì rét. Trong đó, thôn Mò Phú Chải chết 5 con; Hồng Ngài chết 4 con, Lao Chải 1 và Lao Chải 2 chết 5 con.
Nguyên nhân gia súc của huyện Sa Pa chết nhiều được xác định là do đợt rét kéo dài dẫn đến gia súc gầy, yếu, thiếu thức ăn; đặc biệt, nhiều hộ gia đình chưa quan tâm chăm sóc và giữ ấm cho gia súc.
Trước đó, vào đợt rét cuối năm 2013, Lào Cai đã có 444 con gia súc chết, chiếm khoảng 0,3% tổng đàn đại gia súc (trâu, bò, ngựa) của toàn tỉnh.
Theo dự báo của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, khoảng ngày 19 và 20/2, một đợt gió mùa đông bắc mới lại tràn về và còn tiếp tục được tăng cường thêm trong các ngày 22 và 23/2, mưa rét sẽ quay trở lại các tỉnh Tây Bắc.
Ngày 15/2, UBND tỉnh đã có công văn chỉ đạo các cơ quan chức năng, các địa phương tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống rét cho gia súc.
Theo đó, các sở, ban, ngành, huyện, thành phố triển khai ngay các biện pháp chống rét cho đàn gia súc; khuyến cáo người dân nuôi nhốt gia súc tại chuồng, bổ sung thức ăn thô, xanh…, đồng thời cho gia súc ăn thêm thức ăn tinh và bổ sung khoáng, vitamin để tăng cường sức khỏe cho vật nuôi. Khẩn trương che chắn chuồng trại để tránh gió lùa, đảm bảo chuồng trại luôn khô ráo, ấm áp.
Không thả rông trâu, bò trong rừng, không bắt trâu, bò làm việc hoặc chăn thả trâu, bò vào những ngày nhiệt độ xuống dưới 12 độ C; sử dụng các vật liệu sẵn có làm áo cho gia súc. Đối với trâu, bò già, gầy yếu và bê, nghé phải được sưởi ấm vào ban đêm.
Có thể bạn quan tâm

Khi mới lập gia đình, anh được bên vợ cho 2.400 m2 đất sản xuất. Lúc đầu trồng lúa nhưng do thu nhập thấp nên anh chuyển sang trồng cây màu. Nhờ “có tay” trồng màu, nên anh mạnh dạn thuê 1,5 ha đất, mỗi năm trồng 4 vụ màu, chủ yếu là dưa leo và khổ qua. Nhờ được chăm sóc tốt nên các vụ rau màu đều cho năng suất cao và bán có giá.

Trở về cuộc sống đời thường, không vốn liếng, không kinh nghiệm sản xuất nhưng nhờ tinh thần chịu khó, ham học hỏi, dám nghĩ, dám làm, nhiều cựu chiến binh (CCB) đã phát huy bản lĩnh, phẩm chất anh Bộ đội cụ Hồ, đã vượt qua khó khăn, vươn lên làm giàu chính đáng. 1 trong những điển hình ấy là CCB Ngô Văn Chính, ngụ ấp Long Thới, xã Long An (huyện Châu Thành).

Tổng công ty Dự trữ Ngũ cốc Trung Quốc, Sinograin, đã mua khoảng 4,19 triệu tấn gạo vụ hè 2014-2015 theo hợp đồng mua gạo giá sàn nhằm bình ổn giá thị trường và đảm bảo thu nhập cho nông dân.

Thời gian này đã vào cuối vụ, quả không còn nhiều nên giá chanh đào đang giữ ở mức cao từ 55 - 60 nghìn đồng/kg. Ngay cả vào thời điểm chính vụ giá chanh xuống mức thấp nhất cũng từ 40-50 nghìn đồng/kg. Mức giá này cao gấp 2-3 lần so với chanh thường nên nhiều tiểu thương đang tranh thủ dịp này để thu lợi lớn.

Tháng 10, trên khắp cánh đồng Mường Thanh đâu đâu cũng tấp nập là tiếng người hòa vang cùng tiếng máy. Mường Thanh vào mùa gặt, dọc đôi bờ sông Nậm Rốm là màu vàng óng ả của lúa xen lẫn màu xanh của ngói mới, của những màu tôn đỏ, tôn xanh. Cánh đồng Mường Thanh hiện ra như một bức tranh hữu tình tuyệt đẹp.