Tiêm Phòng Vắc Xin LMLM Cho Tối Thiểu 80% Gia Súc

Đây là mục tiêu đặt ra trong Kế hoạch tiêm phòng vắc xin Lở mồm long móng năm 2014 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa quyết định phê duyệt.
Theo đó, thời gian tiêm phòng được phân ra thành 2 đợt. Đợt 1 vào tháng 4 và tháng 5 năm 2014. Đợt 2 vào tháng 10 và tháng 11 năm 2014. Đối tượng tiêm phòng gồm trâu, bò, dê, cừu (nếu có).
Mục tiêu Kế hoạch đặt ra là tỷ lệ tiêm phòng phải đạt tối thiểu 80% số gia súc trong diện tiêm. Số gia súc được tiêm trong mỗi đợt khoảng gần 5 triệu con trâu, bò.
Về phạm vi tiêm phòng, sẽ thực hiện tiêm phòng trên phạm vi các huyện, tỉnh, thành phố trong Chương trình quốc gia khống chế bệnh lở mồm long móng giai đoạn 2011-2015.
Theo đó, vùng khống chế gồm các tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam, Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Đắc Nông, Lâm Đồng, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang.
Vùng Đệm gồm các tỉnh Tuyên Quang, Yên Bái, Bắc Cạn, Bắc Giang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Hòa Bình, Ninh Bình, Thừa Thiên-Huế, TP. Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận.
Loại vắc xin sẽ được sử dụng để tiêm phòng là vắc xin nhị giá (type O&A) tiêm cho trâu, bò, dê cừu của các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Lạng Sơn, Cao Bằng, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên, Khánh Hòa và Long An. Các tỉnh còn lại sẽ tiêm vắc xin type O.
Có thể bạn quan tâm

Với hơn 30 công ruộng, nhà lại ít người làm, nên hầu như vụ nào, gia đình ông Trần Din ở ấp Trà ông, xã Viên Bình, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng cũng phải tốn rất nhiều chi phí mướn nhân công, từ khâu gieo sạ, cấy dặm, bón phân đến phun thuốc bảo vệ thực vật cho lúa.

Với diện tích trên 21.000 ha, tổng sản lượng hàng năm đạt trên 400.000 tấn, Bình Thuận là tỉnh dẫn đầu cả nước về sản xuất và xuất khẩu thanh long. Hiện nay, bằng phương pháp chong đèn kích thích ra hoa rải vụ nên người dân đã chủ động được thời gian thu hoạch, cung cấp cho thị trường quanh năm.

Lấy quy luật giá trị để điều chỉnh sản xuất là một cách nghĩ khôn ngoan. Sản xuất ngô tại miền Bắc đang vấp phải thực trạng là vùng đồng bằng diện tích giảm sâu còn vùng núi diện tích lại tăng nóng.

Hiện nay thời tiết đang vào mùa lạnhvào buổi tối và sáng sớm nhiều sương, nắng nóng vào ban ngày, ẩm độ không khí cao tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh đạo ôn đi kèm với vi khuẩn gây bệnh thối thân, thối gốc xuất hiện, càng làm cho việc phòng trị bệnh trên lúa của nông dân trở nên khó khăn hơn.

Khắc phục bệnh vàng lá thối rễ trên cây bưởi da xanh, ở xã Kế Thành, huyện Kế Sách bà con đã ghép cành bưởi da xanh với gốc bưởi “Tám quy” – một giống bưởi địa phương được trồng rất lâu năm ở đây và cho hiệu quả rất tốt, hạn chế được bệnh vàng lá thối rễ và năng suất chất lượng bưởi da xanh cũng không bị ảnh hưởng.