Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Xây Dựng Thành Công Mô Hình Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Vụ Thu Đông Trên Cát

Xây Dựng Thành Công Mô Hình Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Vụ Thu Đông Trên Cát
Ngày đăng: 15/03/2014

Tôm thẻ chân trắng là đối tượng nuôi có khả năng thích ứng môi trường rộng và nhanh lớn, được nuôi bán thâm canh ở Hà Tĩnh; tôm phát triển tốt, cho hiệu quả kinh tế cao.

Tuy nhiên, do chưa có kinh nghiệm trong nuôi tôm vụ thu đông, thời tiết khắc nghiệt (mưa lũ thường xuyên, rét đậm, rét hại kéo dài..), ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của tôm, vì vậy người dân Hà Tĩnh chỉ có thể nuôi tôm thẻ chân trắng 1-2 vụ/năm.

Từ những thực trạng đó, Hà Tĩnh đã triển khai dự án “Xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng vụ thu - đông trên vùng cát tại Hà Tĩnh” thuộc Chương trình “Hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và miền núi giai đoạn 2011- 2015”, do Công ty Cổ phần Báo Sơn chủ trì thực hiện.

Sau hơn 2 năm triển khai thực hiện, Dự án đã tiếp nhận được 4 quy trình công nghệ nuôi tôm thẻ chân trắng trong ao lót bạt vụ thu đông từ Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III như: Kỹ thuật cải tạo ao, chọn và thả giống, quy trình chăm sóc và quản lý, phòng trừ dịch bệnh và thu hoạch. Thành công mô hình triển khai, với 3ha nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm trên ao cát vụ thu đông của năm 2011 và 2012 đạt năng suất 15tấn/ha vượt chỉ tiêu đề ra 12 tấn/ha, lợi nhuận trên 1,2 tỷ đồng/ha.

Vừa qua, Hội đồng Khoa học và Công nghệ chuyên ngành cấp tỉnh đánh giá nghiệm thu dự án đã hoàn thành các mục tiêu, nội dung đã đề ra. Với quy mô 3ha của dự án đến nay đã nhân rộng gần 450 ha nuôi tôm vụ thu đông bằng ao lót bạt thu lãi 3-4 tỷ đồng/ha/năm.

Dự án đã xây dựng được quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng vụ thu đông trên vùng cát đạt hiệu quả kinh tế cao, vì vậy khả năng triển khai nhân rộng vào thực tế sản xuất rất lớn, góp phần giúp nông dân áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nuôi tôm thu đông trên ao cát lót bạt, chuyển thời vụ nuôi tôm từ 1 vụ/năm lên nuôi 2- 3 vụ/năm, nâng hiệu quả kinh tế trên cùng một đơn vị diện tích.

Hiệu quả của dự án không chỉ giúp người dân áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất mà còn “đánh thức” tiềm năng lợi thế của từng vùng, miền; giúp người nông dân "né tránh" những bất thuận của thời tiết, góp phần xóa đói, giảm nghèo làm giàu chính đáng cho người dân.

Hà Tĩnh có 137 km bờ biển, có 6/12 huyện, thành phố tiếp giáp biển. Có 56/262 xã, phường, thị trấn trong tỉnh có 7.261 ha có khả năng phát triển NTTS mặn, lợ, nhất là nuôi tôm trên cát cho hiệu quả kinh tế cao.


Có thể bạn quan tâm

Lúa Mọc Mầm, Thương Lái Bặt Tăm Lúa Mọc Mầm, Thương Lái Bặt Tăm

Những ngày này lúa hè thu ở các tỉnh Đồng Tháp, Tiền Giang đã chín rục nhưng không có người mua. Ngày 2-6, giá lúa tươi được thương lái đưa ra chỉ có 3.500 đồng/kg, tức dưới giá thành sản xuất gần 1.000 đồng/kg.

04/06/2013
Giá Cá Điêu Hồng Tăng Cao Kỷ Lục, Chủ Bè Thu Lãi Lớn Giá Cá Điêu Hồng Tăng Cao Kỷ Lục, Chủ Bè Thu Lãi Lớn

Nông dân nuôi cá điêu hồng trên bè ở Tiền Giang vô cùng phấn khởi do giá cá nằm ở mức 41.000 đồng/kg, tăng 3.000 đồng/kg so với tuần trước. Với giá này, họ có thể lãi trên 50 triệu đồng mỗi bè khi thu hoạch.

05/06/2013
Các Nhà Nghiên Cứu Thái Lan Tin Rằng Hội Chứng EMS Sẽ Giảm Trong Năm Nay Các Nhà Nghiên Cứu Thái Lan Tin Rằng Hội Chứng EMS Sẽ Giảm Trong Năm Nay

Trung Tâm Công Nghệ Sinh Học và Kĩ Thuật Di Truyền Quốc Gia Thái Lan (Biotec) tin rằng hội chứng tôm chết sớm (EMS), nguyên nhân của sự sụt giảm nguồn cung cấp tôm gần đây ​​của Thái Lan, sẽ giảm trong năm nay, theo báo cáo của Bangkok Post

05/06/2013
Dịch Bệnh Khiến 200 Vạn Con Ốc Hương Bị Chết Dịch Bệnh Khiến 200 Vạn Con Ốc Hương Bị Chết

Ngày 4.6, ông Trần Hữu Phước - cán bộ khuyến ngư xã Nhơn Hải, thành phố Quy Nhơn (Bình Định), cho biết: Dịch bệnh phát sinh trên vùng nuôi ốc hương thương phẩm tập trung ở xã Nhơn Hải, TP Quy Nhơn khiến hơn 200 vạn con trong số 300 vạn con ốc hương do ngư dân vừa thả nuôi đã chết.

06/06/2013
Dịch Bệnh Gây Hại 31,5 Ha Tôm Nuôi Dịch Bệnh Gây Hại 31,5 Ha Tôm Nuôi

Sở NN-PTNT tỉnh Bình Định cho biết, đến nay, nông dân các huyện Tuy Phước, Phù Cát, Phù Mỹ, Hoài Nhơn và TP Quy Nhơn đã sử dụng trên 1.915 ha mặt nước để nuôi tôm thẻ chân trắng, tôm sú theo hình thức thâm canh, bán thâm canh và quảng canh cải tiến. Điều đáng lo ngại là tình hình dịch bệnh tôm diễn biến khá phức tạp, hiện có 31,5 ha mặt nước nuôi tôm tại huyện Phù Mỹ, Tuy Phước, Phù Cát, Hoài Nhơn đã bị dịch bệnh do virút đốm trắng và bệnh do môi trường gây hại. Đáng lo ngại là có một số vùng nuôi tôm đã xuất hiện hội chứng tôm chết sớm khiến cho người nuôi tôm lo lắng. Trước tình hình trên, ngành Nông nghiệp tỉnh đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp với chính quyền các địa phương khoanh vùng để xử lý dịch bệnh, nhằm khống chế và hạn chế dịch bệnh lây lan, đồng thời hướng dẫn người nuôi tôm áp dụng các biện pháp phòng chống dịch bệnh, bảo vệ tôm nuôi.

06/06/2013