Xuất khẩu 2,4 tỷ USD thủy sản, Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường lớn nhất

Hoa Kỳ vẫn là thị trường nhập khẩu hàng đầu của thủy sản Việt Nam, chiếm 19,55% tổng giá trị xuất khẩu. Trong 4 tháng, xuất khẩu thủy sản sang thị trường này đạt 370,25 triệu USD, giảm 30,13% so với cùng kỳ năm 2014.
Xuất khẩu sang Nhật Bản cũng giảm đáng kể với mức giảm là 11,31%. Xuất khẩu tăng trưởng ở các thị trường như Thái Lan (tăng 13,52%) và Hà Lan (tăng 0,21%).
Tháng 5, thời tiết thuận lợi cho bà con ngư dân bám biển khai thác thủy sản, các tàu làm nghề khai thác xa bờ như lưới vây, lưới cản, mành chụp khơi đạt sản lượng khá cao. Ước 5 tháng đầu năm 2015 sản lượng khai thác thủy sản đạt 1.305 ngàn tấn, tăng 4% so với cùng kỳ năm trước.
Hiện đang là thời điểm chính vụ khai thác cá ngừ đại dương, sản lượng khai thác cá ngừ tăng ở các tỉnh Bình Định, Khánh Hòa, Phú Yên.
Tại Bình Định sản lượng khai thác cá ngừ mắt to - vây vàng đạt 4.169 tấn, tăng 3,8 % so với cùng kỳ, tại Khánh Hòa ước đạt 1702 tấn tăng khoảng 3,5%, đạt 3.100 tấn tăng 12,5% so cùng kỳ năm trước.
Theo thông tin của địa phương, nhiều chủ tàu câu cá ngừ đại dương ở Phú Yên chuyển sang khai thác cá chuồn, vì hiệu quả kinh tế cao hơn.
Theo các chủ tàu, so với chuyến biển câu cá ngừ đại dương kéo dài 1 tháng với chi phí hàng trăm triệu đồng, thì hành nghề lưới chuồn chỉ khoảng 20 ngày, nhờ vậy chi phí cho mỗi chuyến biển chỉ từ 60 đến 70 triệu đồng.
Mặt khác, ngư trường hành nghề lưới chuồn rộng, cá chuồn dồi dào và giá cá ổn định ở mức từ 17.000 đến 20.000 đồng/kg nên hiệu quả kinh tế mang lại cao.
Tại Phú Yên, hiện có khoảng 2/3 trong khoảng 650 tàu cá của ngư dân trong tỉnh đã chuyển sang hành nghề lưới chuồn hoặc vừa hành nghề lưới chuồn vừa câu cá ngừ đại dương.
Trong khi đó, sản lượng nuôi trồng thủy sản tháng 5 năm 2015 ước đạt 369 ngàn tấn, tăng 2,7 % so với cùng kì năm trước, đưa tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản 5 tháng đầu năm đạt 1.119 ngàn tấn, tăng 1,9% so với cùng kỳ.
Có thể bạn quan tâm

Sáng 12.11, phóng viên NTNN đã đến cảng Cái Rồng, Vân Đồn. Chỉ 30 giờ trước, vùng biển này là nơi kinh hoàng với mọi người bởi cơn bão số 14 đổ vào với mưa lớn và gió giật cấp 13 tàn phá.

Ở tuổi 30, Nguyễn Thanh Quang ở thị trấn Thạnh Mỹ huyện Nam Giang (Quảng Nam) đã biết làm giàu ngay trên chính quê hương của mình bằng mô hình nuôi heo rừng.

Ngày nay, các món ăn từ dế đã trở thành đặc sản nhưng nguồn dế tự nhiên không đáp ứng đủ nhu cầu. Nắm bắt được xu thế đó, nhiều nông dân trẻ đã tìm tòi và nuôi thành công loài vật này, giúp tăng thu nhập gia đình, có điều kiện vươn lên làm giàu. Anh Trần Quốc Trí (ấp Tân Bình, xã Tà Đảnh, Tri Tôn, An Giang) là một trong số đó.

Ngày 13-11, Ban Quản lý dự án Lifsap Đồng Nai đã tổ chức hội thảo giới thiệu quy trình VietGAHP (thực hành chăn nuôi tốt). Hơn 100 hộ chăn nuôi, đại diện các ban, ngành, đoàn thể trong tỉnh và các huyện đã về tham dự. Hội thảo nhằm hướng dẫn người chăn nuôi chăn nuôi an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm thịt, tạo ra thương hiệu thịt sạch của Đồng Nai.

Hộ anh Đỗ Trường Sơn, ngụ tại ấp Phú Tây, xã An Mỹ, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng có điều kiện thuận lợi trong chăn nuôi heo. Gia đình anh Sơn có nhà máy xay xát và kinh doanh lúa gạo. Tuy nhiên, anh là giáo viên, vợ anh hằng ngày tất bật với công việc hàng xáo nên khó có thể phát huy lợi thế này. Vì vậy, anh Sơn luôn trăn trở, tìm tòi lời giải bài toán: Làm thế nào vừa có thể chăn nuôi không gây ô nhiễm môi trường, trong hoàn cảnh ít nhân lực như gia đình anh?