Nuôi lợn trên đệm lót sinh học
Để triển khai mô hình, anh Tùng xây dựng chuồng nuôi có diện tích 75m2 với hệ thống trang thiết bị đảm bảo kỹ thuật.
Theo đó, nền chuồng xi măng phải đục lỗ, mỗi lỗ 4cm, khoảng cách 2 lỗ 30cm, sử dụng hệ thống phun nước làm mát và giữ độ ẩm đệm lót. Máng ăn và vòi nước tự động đặt ở 2 phía đối nhau để giúp heo tăng sự vận động làm đảo trộn chất độn có lợi cho sự lên men; máng ăn tự động (đối với chuồng lớn), máng xây (đối với chuồng nhỏ) đặt cao hơn mặt đệm lót khoảng 20cm để tránh chất độn rơi vào thức ăn. Dùng máng dưới vòi nước tự động để tránh nước chảy vào đệm lót. Con giống khi thả vào nuôi được tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin theo đúng quy định; trọng lượng heo giống bình quân 15 kg/con, lợn khi xuất chuồng đạt trung bình 97 kg/con.
Theo tính toán của chủ trang trại và những người thực hiện mô hình cho thấy nuôi lợn trên đệm lót sinh học mang lại nhiều hiệu quả cao như tỷ lệ sống cao, tiêu tốn thức ăn thấp, tiết kiệm nước, công lao động, giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi trường.
Chị Hoàng Thị Kim Hoa, kỹ sư chăn nuôi thú y của Phòng NN-PTNT H.Quảng Ninh, công nghệ biogas được áp dụng phổ biến để xử lý môi trường nhưng đã bộc lộ những nhược điểm như tiêu hao quá nhiều nước, vi khuẩn chưa được khống chế hiệu quả, gây nguy cơ cao về bệnh truyền nhiễm và bệnh xương khớp, đặc biệt là đối với chăn nuôi lợn.
Phương pháp chăn nuôi trên đệm lót sinh học đã ưu việt hơn, phân và nước tiểu hầu như bị tiêu hủy nên người ta còn gọi là phương pháp chăn nuôi không chất thải.
Có thể bạn quan tâm
Để tạo thuận lợi cho nông dân, xã phối hợp với HTX Cẩm Sơn (Hải Dương) hỗ trợ bà con về giống, đồng thời cử cán bộ tập huấn kỹ thuật: lên luống, bón phân, nước tưới, phòng trừ sâu bệnh... nên cây ớt sinh trưởng phát triển tốt. Sau khi thu hoạch, HTX Cẩm Sơn bao tiêu toàn bộ sản phẩm cho bà con nông dân.
Qua ba năm triển khai thí điểm (từ năm 2011), mô hình cánh đồng mẫu lớn đã dần phát triển và trở thành cánh đồng lớn kể từ năm 2014, tuy nhiên, những bất ổn trong mối liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân để xây dựng cánh đồng lớn vẫn chưa được giải quyết.
Đậu nành là cây trồng có nhiều lợi thế phát triển ở ĐBSCL nhưng làm sao để nông dân mặn mà với việc phát triển sản xuất loại cây họ đậu này đang là một câu hỏi khó dành cho nhà quản lý và nhà khoa học.
Vừa qua, Sở NN&PTNT phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh có mời Trường Đại học Cần Thơ, Đại học Huế, Viện Cây ăn quả miền Nam,… đến nghiên cứu dịch bệnh trên cây cam sành và đã khẳng định bệnh do vi-rút tấn công.
Nông dân đang rất quan tâm đến giống mít Thái siêu sớm, trồng 2 năm đã cho trái. Theo nhiều nhà vườn, với năng suất 40 tấn/ha, giá bán khoảng 15.000 đ/kg như hiện nay, trồng mít có thể đạt lợi nhuận vài trăm triệu đồng/ha. Vì thế, giống mít siêu sớm đang được nhiều nhà vườn chọn để chuyển đổi cây trồng.