Xuất Hiện Loài Ve Sầu Mới Gây Hại Cây Cà Phê

Đến tuần cuối tháng 6, báo cáo kết quả bước đầu qua đợt khảo sát, kiểm tra của Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng cho thấy, trên địa bàn huyện Lâm Hà hiện có hơn 50ha cà phê bị loài ve sầu hoàn toàn mới này tấn công với mức thiệt hại như sau: Diện tích bị thiệt hại nặng (tỷ lệ từ 62,5% - 75%) là 0,85ha; diện tích bị hại ở mức trung bình (37,5% - 50%) là 5ha; và diện tích còn lại (45ha) bị thiệt hại nhẹ (tỷ lệ 12,5% - 25%). Và, chỉ số cành trên cây cà phê bị hại tương ứng với các mức nặng, trung bình và nhẹ là 10% - 15%, 3% - 5% và 1% - 2,5%.
Cũng qua kết quả khảo sát của Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng, loài ve sầu hoàn toàn mới khi trưởng thành có đặc điểm hình thái là trên lưng có màu đen, dưới bụng có màu vàng cam và sau đuôi có gai nhọn. Về kích thước, con trưởng thành dài từ 55 – 60mm, chiều rộng của thân từ 20 – 22mm, chiều dài sải cánh từ 100 – 115mm. Trứng của loài ve sầu mới có màu trắng, kích thước dài khoảng 2mm, đường kính của trứng trung bình là 0,5mm; trứng được đẻ chủ yếu ở các cành cấp 2 của cây cà phê.
Bởi chưa được định danh khoa học nên dựa vào quan sát đặc điểm nổi bật ban đầu, Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng trong một văn bản báo cáo đã tạm gọi loài ve sầu hoàn toàn mới này là “ve sầu bốn chấm”.
Theo các tài liệu chuyên môn, nếu kể cả loài ve sầu hoàn toàn mới với tên tạm gọi là “ve sầu bốn chấm” vừa xuất hiện thì hiện tại, trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đang tồn tại 6 loài ve sầu gây hại cây cà phê. Trong đó, 5 loài đã được Viện Bảo vệ thực vật định danh khoa học là ve sầu phấn trắng (Dundubia nagarasagna Distant), ve sầu nâu đỏ (Purana pigmentata Dustant), ve sầu nhỏ (Purana guttularis Walker), ve sầu cánh vân (Pomponia daklakensis Sanborn) và ve sầu lưng vằn (Haphsa bindusa Distant).
Có thể bạn quan tâm

“Cùng nông dân các tỉnh ĐBSCL chăm sóc lúa đông xuân” là chủ đề buổi tư vấn được Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao phối hợp Kênh truyền hình nông nghiệp 3N-VTC16 tổ chức tại ấp 1, xã Phương Trà, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp ngày 18.10 vừa qua.

Cá rô phi nuôi lồng thường bị một số bệnh như: bệnh xuất huyết, bệnh viêm ruột, bệnh nấm thủy mi, bệnh trùng bánh xe...

Năm 1995, xã Sơn Vi thực hiện chính sách giao khoán các diện tích đất đồi hoang hóa, đất ruộng sình lầy và mặt nước ao hồ lâu nay khai thác kém hiệu quả kinh tế, để giao cho các hộ nhận khoán xây dựng các mô hình kinh tế trang trại, theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung.

Bất kỳ ai muốn thành công đều phải hội tụ được 3 yếu tố là: Thiên thời, địa lợi, nhân hòa. Soi với các yếu tố đó, có thể nói người nông dân Việt Nam hiện đang có cả 3, đó là nông nghiệp đang đi vào giai đoạn phát triển hàng hóa, hội nhập quốc tế;

Để đảm bảo chất lượng và mùi vị đặc trưng, các nhà rang xay thế giới khuyên doanh nghiệp Việt Nam không nên trộn lẫn cà phê vụ mới và cũ với nhau.