Xã Hoằng Trường Đánh Bắt Gần 3.000 Tấn Thủy, Hải Sản

Thời gian qua, mặc dù hoạt động khai thác, đánh bắt hải sản phải đối mặt với nhiều khó khăn, tuy nhiên xã Hoằng Trường (Hoằng Hóa) đã tập trung chỉ đạo, động viên bà con ngư dân tích cực đầu tư, nâng cấp phương tiện và cơ sở vật chất nhằm nâng cao năng suất lao động.
Hiện nay, toàn xã có 709 phương tiện tàu, thuyền khai thác hải sản xa bờ và gần bờ, trong đó tàu đánh bắt xa bờ có 79 chiếc, công suất 165 CV trở lên. 7 tháng năm 2014, ngư dân xã Hoằng Trường đã đánh bắt được gần 3.000 tấn thủy, hải sản các loại.
Nghề khai thác thủy, hải sản ở xã Hoằng Trường đã giải quyết việc làm thường xuyên cho khoảng 1.800 lao động. Dịch vụ hậu cần nghề cá cũng từng bước phát triển. Đến nay, toàn xã có 11 cơ sở sơ chế cá, 11 cơ sở sứa muối và một số xưởng cơ khí sửa chữa các loại tàu thuyền, máy làm đá lạnh, sản xuất mới ngư lưới cụ, cung cấp xăng dầu...
Hiện xã Hoằng Trường đang tiếp tục khuyến khích ngư dân đầu tư phương tiện khai thác có công suất lớn, đủ sức cạnh tranh trong vùng đánh bắt chung; triển khai cho các chủ phương tiện tham gia mua bảo hiểm tai nạn lao động thuyền viên bắt buộc theo quy định của Nhà nước; phối hợp tổ chức các lớp tập huấn và đào tạo ngắn hạn cho ngư dân để trang bị thêm kiến thức, nâng cao khả năng áp dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật vào khai thác, nâng cao hiệu quả nghề đánh bắt hải sản.
Có thể bạn quan tâm

Vụ Tín dụng kinh tế ngành (thuộc Ngân hàng Nhà nước) đã công bố dự thảo hướng dẫn thực hiện chính sách tín dụng đối với lĩnh vực thủy sản theo chỉ đạo cấp bách của Chính phủ. Gói tín dụng hỗ trợ ngư dân sẽ chính thức được triển khai vào ngày 25.8.

Xoài cát Hòa Lộc được thương lái vào tận vườn thu mua giá loại I (từ 350 -400 gram/trái) 90.000-110.000 đ/kg, loại II ( dưới 300 gram/trái) giá 50.000 – 60.000 đ/kg, cao gấp 3-4 lần so với cách đây 2 tháng. Theo ông Bê, với giá bán này trừ các khoản chi phí lãi gần 350 triệu đ với hơn 200 gốc xoài.

Những xã có diện tích mì bị ngập úng nhiều gồm có xã Tân Đông 107 ha, Tân Phú 710 ha, Tân Hà 100 ha, Tân Hưng 250 ha, Tân Hội 300 ha và Tân Thành 500 ha.

Anh Trần Bá Thuận ở xóm Vệ Nông, xã Vân Diên, huyện Nam Đàn (Nghệ An) tâm sự: "Trước đây trên diện tích gần 2 ha, vợ chồng tôi chủ yếu trồng sắn, bạch đàn nhưng không hiệu quả. Hưởng ứng phong trào phá bỏ vườn tạp, phát triển kinh tế vườn đồi, đến năm 2009, chúng tôi đã tìm hiểu và quyết định trồng hơn 100 cây mít Thái Lan".

Tính đến ngày 22-7-2014, doanh nghiệp hội viên của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) đã ký được hợp đồng xuất khẩu 5,54 triệu tấn gạo, trong đó Trung Quốc, Philippines là hai thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam, theo báo cáo mới nhất của VFA.