Xuất Hiện Bệnh Lợn Nghệ Ở Huyện Lộc Bình
Khoảng gần 2 tháng trở lại đây, người chăn nuôi lợn ở các xã Xuân Tình, Bằng Khánh (Lộc Bình - Lạng Sơn) phải chống chọi với một loại bệnh xuất hiện ở lợn mà người dân nơi đây gọi là bệnh nghệ đã làm lợn chết hàng loạt. Ngay khi phát hiện những đàn lợn bị chết, chính quyền các xã nói trên và Trạm thú y huyện Lộc Bình đã tiến hành kiểm tra, rà soát và báo cáo lên cấp trên.
Theo người dân, biểu hiện ban đầu của bệnh là lợn bỏ ăn, ho, tiêu chảy, vàng da và cuối cùng dẫn đến chết. Tốc độ lây lan của bệnh nhanh đến mức chóng mặt đã gây thiệt hại lớn về tài sản của người dân.
Xã Xuân Tình có đàn lợn bị mắc bênh lợn nghệ nhiều nhất, với 6/6 thôn ở xã và trên 50% số hộ chăn nuôi lợn đã có lợn mắc bệnh và chết. Toàn xã có 1.845 con lợn, trong đó số lợn chết và đang mắc bệnh nghệ chiếm đến gần 50% tổng đàn. Hộ ít thì 1 con chết và 3 đến 4 con đang mắc bệnh, hộ nhiều có đến 22 con chết.
Ông Lý Văn Thành, người dân ở thôn Nà Tu (xã Xuân Tình) cho biết: “Khi mới phát hiện bệnh, gia đình tôi và người dân trong thôn vẫn chủ quan vì trước đây vài năm cũng có một vài con lợn bị mắc bệnh nghệ và chết, tuy nhiên số lượng rất ít. Lần này, kể từ khi phát hiện con lợn đầu tiên bị mắc bệnh đến khi lan ra diện rộng như hiện nay chỉ trong một khoảng thời gian rất ngắn khiến người dân không kịp trở tay.
Gia đình tôi cũng có 13 con (mỗi con trên 50kg) đã bị chết. Ngay sau khi đàn lợn thịt chết do bệnh nghệ, gia đình tôi đã khử trùng chuồng trại và nuôi đàn mới, tuy nhiên hiện nay, đàn lợn tiếp theo đó cũng đã xuất hiện lại các triệu chứng bệnh nghệ giống đàn cũ khiến cho gia đình tôi vô cùng lo lắng”.
Tại xã Bằng Khánh, bệnh lợn nghệ cũng đã xuất hiện khiến nhiều đàn lợn bị mắc bệnh và chết khiến người chăn nuôi lợn rất lo lắng. Khi được hỏi về tình trạng bệnh trên đàn lợn của gia đình, ông Hoàng Văn Bé, thôn Bản Tẳng buồn rầu chia sẻ: “Gom góp được ít vốn, gia đình tôi đầu tư vào chăn nuôi 5 con lợn thịt, vừa lúc mỗi con được khoảng hơn 50kg thì bắt đầu mắc bệnh vàng nghệ, thế rồi nhanh chóng, từng con một chết, cứ con nọ cách con kia mấy ngày”.
Ngay khi phát hiện những đàn lợn bị chết, chính quyền các xã Xuân Tình, Bằng Khánh và trạm thú y huyện Lộc Bình nhận thấy diễn biến bất thường và hậu quả nghiêm trọng của bệnh nên đã tiến hành kiểm tra, rà soát và báo cáo lên cấp trên về tình hình của bệnh. Ngay sau đó, công tác tiêu độc khử trùng, vệ sinh chuồng trại được đẩy mạnh ở 2 xã trên, đồng thời tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn người dân cách phòng, chữa bệnh. Tuy nhiên, việc khống chế bệnh nghệ ở lợn của 2 xã Xuân Tình và Bằng Khánh vẫn đang gặp khó khăn, số lượng lợn mắc bệnh vẫn tăng qua từng ngày, thậm chí là tăng qua từng giờ.
Chính quyền địa phương cho biết, khó khăn trong việc ngăn chặn bệnh hiện nay là do chưa tìm được thuốc trị bệnh hiệu quả. Người dân vẫn tự mua thuốc kháng sinh về tiêm cho lợn. Bên cạnh đó, ý thức của một bộ phận người chăn nuôi kém. Những trường hợp lợn mắc bệnh nghệ chết hoặc không có khả năng cứu chữa đáng lẽ cần được tiêu hủy đúng theo hướng dẫn của cán bộ thú y thì một số hộ lại ném luôn ra đồi, suối.
Điều này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới môi trường mà còn tạo mầm bệnh và nguy cơ lây lan cho những hộ chăn nuôi khác. Chưa có biện pháp hữu hiệu nào để ngăn chặn bệnh, người chăn nuôi ở 2 xã Xuân Tình và Bằng Khánh chỉ biết ngồi “chờ” cho bệnh mau qua.
Thiết nghĩ các cấp, các ngành chức năng của huyện Lộc Bình cần vào cuộc một cách mạnh mẽ hơn nữa để tìm hiểu nguyên nhân chính xác cũng như đưa ra những giải pháp ngăn chặn kịp thời và có sự hỗ trợ đối với chăn nuôi để tái đàn một cách nhanh chóng, làm giảm thiệt hại của người dân xuống mức thấp nhất cũng như tránh lây lan bệnh sang các địa phương khác.
Theo các nhà khoa học, bệnh lợn nghệ còn gọi là bệnh xoắn trùng (Leptosplrosis) gây ra với triệu chứng đặc trưng: sốt cao, vàng da, nước tiểu vàng. Bệnh lây lan qua đường ăn uống, tiếp xúc trực tiếp hay qua đường sinh dục. Chuột và các loại côn trùng là trung gian truyền bệnh, làm bệnh lây lan. Khi mắc bệnh, lợn bỏ ăn, kém vận động, nằm một chỗ, sốt nhẹ và có lúc sốt tới 40-40,5 độ C, và sốt lên xuống ngắt quãng từ 3-5 ngày.
Lợn bị ỉa chảy, sau đó xuất hiện những triệu chứng điển hình như da vàng, đái ra máu, nước tiểu vàng, sánh. Lợn xuất hiện triệu chứng thần kinh quỵ nửa thân sau, đi lại khó khăn run rẩy, phù đầu, phù mặt, kêu không ra tiếng, ti lệ chết khá cao. Nếu là lợn đực, bao dương vật sưng to, lợn gầy rộc, nếu là lợn cái chửa sẽ bị sảy thai hoặc thai chết lưu.
Có thể bạn quan tâm
Thời gian gần đây, hoạt động nuôi tôm phát triển mạnh theo hướng tự phát đã kéo theo sực bùng phát dịch bệnh, môi trường bị suy thoái và ô nhiễm do nuôi tôm với mật độ quá cao, sử dụng kháng sinh và hóa chất với liều cao...
Công ty APDC cho biết đang ứng dụng kỹ thuật thụ tinh chọn giới tính theo ý muốn. Theo đó, người chăn nuôi có thể chọn giới tính cho bê trước khi sinh sản bằng cách chọn tinh giới tính (đực/cái) để thụ thai cho bò mẹ.
Gần đây do một số loại cây trồng, vật nuôi bị dịch bệnh tấn công cũng như giá cả đầu ra liên tục rớt giá, làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của bà con nông dân; trong khi đó, nhiều hộ nông dân đang băn khoăn nên trồng cây gì, nuôi con gì để có đầu ra ổn định mà đặc biệt là để cải thiện kinh tế gia đình thì ở xã Hòa Tân, huyện Cầu Kè (Trà Vinh) có một số hộ dân đã mạnh dạn đầu tư thả nuôi gà và cho hiệu quả kinh tế khá cao.
Trước thông tin gần đây nông dân ở một số tỉnh ồ ạt đốn ca cao để trồng cây khác có hiệu quả kinh tế hơn, ông Trần Văn Nhịn, Trưởng Ban Quản trị Hợp tác xã (HTX) Ca cao Chợ Gạo (Tiền Giang) khẳng định: “Không có cây gì trồng xen vườn dừa hiệu quả hơn cây ca cao”.
UBND tỉnh Trà Vinh vừa quyết định hỗ trợ gần 400 triệu đồng từ nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ năm 2013 giúp nông dân xây dựng tiêu chuẩn VietGAP cho sản phẩm quýt đường Thuận Phú (xã Bình Phú, huyện Càng Long) và sản phẩm măng cụt Tân Quy (xã An Phú Tân, huyện Cầu Kè).