Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chăn Nuôi Tập Trung Mang Lại Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Chăn Nuôi Tập Trung Mang Lại Hiệu Quả Kinh Tế Cao
Ngày đăng: 15/10/2014

Những năm gần đây, Bình Định (Kiến Xương, Thái Bình) tích cực phát triển chăn nuôi theo hướng tập trung (gia trại, trang trại) và bước đầu đạt hiệu quả kinh kế cao, giúp cuộc sống của bà con nông dân ngày một nâng lên.

Về xã Bình Định (Kiến Xương) vào những ngày này, dọc các con đường liên thôn to rộng là hệ thống mương máng được xây dựng chắc chắn, thuận lợi cho tưới, tiêu phục vụ sản xuất, trồng trọt. Những thửa ruộng tươi tốt, những bông lúa trĩu hạt đã nói lên sự cố gắng cần cù của bà con nông dân và sự chỉ đạo đúng đắn của cấp ủy, chính quyền nơi đây.

Không chỉ có vậy, phong trào chăn nuôi của Bình Định cũng luôn đi đầu so với các xã khác của huyện, hiện tại toàn xã có 8 trang trại chăn nuôi theo hướng hàng hóa, 135 gia trại nuôi lợn và gia cầm, chăn nuôi hộ gia đình cũng rất ổn định và phát triển. Tổng đàn lợn toàn xã hiện có 2.841 con, gia cầm là 10.900 con, trâu, bò là 139 con.

Những năm gần đây, Bình Định tích cực phát triển chăn nuôi theo hướng tập trung (gia trại, trang trại) và bước đầu đạt hiệu quả kinh kế cao, giúp cuộc sống của bà con nông dân ngày một nâng lên.

Chúng tôi đến thăm trang trại của ông Bùi Văn Hiển, thôn Thái Hòa, đây là trang trại chăn nuôi gia công cho Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam, ông Hiển cho biết: Trang trại nhà ông được xây dựng từ năm 2013 với tổng chi phí đầu tư 14 tỷ đồng trên diện tích 5ha, nằm cách xa khu dân cư gần 1km để bảo đảm vệ sinh môi trường.

Công ty C.P trả công 3.000 đồng/1kg lợn hơi, mỗi năm trang trại xuất bán 800 tấn thịt lợn hơi, doanh thu 2,4 tỷ đồng, trừ một nửa chi phí cho nhân công, nhà xưởng..., còn lại ông Hiển thu về 1,2 tỷ đồng. Trang trại tạo việc làm ổn định cho 20 công nhân với mức lương 3 - 5 triệu đồng/người/tháng.

Hiện tại, trang trại đang nuôi 4.000 đầu lợn sắp đến ngày xuất chuồng. Ngoài nuôi lợn, ông Hiển còn kết hợp nuôi 60 con cá sấu ngay tại trang trại. Ông nuôi cá sấu từ năm 2013 với vốn đầu tư trên 100 triệu đồng. Hiện tại cá sấu được 40kg/con và đang phát triển rất tốt. Cá sẽ được xuất bán khi đạt 50 - 70 kg/con, với giá thị trường hiện nay là 200.000 đồng/kg.

Các gia trại ở Bình Định thường có quy mô 50 - 200 con/hộ đối với nuôi lợn, 1.000 - 2.000 con/hộ đối với gia cầm, các gia trại thường được mở trên diện tích thuê đất của UBND xã (đất 5%). Ông Nguyễn Văn Huyền, thôn Sơn Trung cho biết: Gia trại nhà ông có diện tích 3600m2, hiện đang nuôi 100 con lợn áp siêu.

Trước đây, ông nuôi lợn lai Móng Cái nhưng hiệu quả kinh tế không cao do giá bán thịt hơi thấp (30.000 - 32.000 đồng/kg), do đó năm nay ông chuyển sang nuôi lợn áp siêu vì giá bán thịt hơi cao (38.000 - 42.000 đồng/kg), hiện tại lợn đang phát triển tốt. Hàng năm, ông thu nhập từ gia trại nuôi lợn khoảng 50 - 70 triệu đồng, nhờ đó kinh tế mỗi lúc một khá lên.

Gia trại của ông Lê Văn Môn, thôn Sơn Trung, được xây dựng từ năm 2003, ông Môn chia sẻ: Quy mô gia trại nhà ông nuôi được khoảng hơn 100 con lợn, mỗi năm nuôi 4 lứa, những năm gần đây ông thu nhập từ gia trại trung bình khoảng 50 triệu đồng/năm.

Tuy số tiền trên không thể làm giàu nhưng cũng giúp vợ chồng ông có điều kiện chăm lo cho hai con ăn học. Hiện tại, ông đang nuôi hơn 100 con lợn 3/4 lai Móng Cái, qua nhiều năm chăn nuôi, đến nay ông đã xây dựng, nâng cấp chuồng trại cao ráo, sạch sẽ và có hệ thống nước sạch cho lợn uống, tắm trực tiếp.

Do đất mở gia trại nhà ông là đất thuê không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên không thể thế chấp vay vốn, ông rất mong được hỗ trợ vay vốn để mở rộng quy mô sản xuất chăn nuôi.

Ông Trần Anh Thúy, Chủ tịch Hội Nông dân xã Bình Định cho biết: Hầu hết các hộ chăn nuôi trang trại, gia trại đều là những hội viên tích cực của Hội Nông dân xã. Hội thường xuyên phối hợp tổ chức tập huấn kỹ thuật chăn nuôi, hỗ trợ vay vốn để đẩy mạnh phong trào chăn nuôi của xã phát triển.

Bình Định là xã đã hoàn thành 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới từ năm 2013, trong thời gian tới, ngoài việc tập trung củng cố, phát triển các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, chăn nuôi cũng là một mục tiêu mũi nhọn để góp phần phát triển kinh tế của xã.


Có thể bạn quan tâm

Phải Đặt Lợi Ích Nông Dân Lên Hàng Đầu Phải Đặt Lợi Ích Nông Dân Lên Hàng Đầu

Một thực tế đáng quan ngại ngay tại ÐBSCL là trong khi thất thoát sau thu hoạch lúa từ 12-14%, tương đương 635 triệu USD mỗi năm thì chỉ có 3% sản lượng lúa được nông dân bán trực tiếp cho các nhà máy lau bóng/xuất khẩu. Còn lại hầu hết đều "phó thác" cho thương lái. Tuy nhiên, ngay cả nông dân và thương lái cũng phải lệ thuộc vào lực lượng "cò lúa", gạo đang tung hoành tại vựa lúa lớn nhất quốc gia…

27/11/2013
Đặt Ống Chứa Chất Thải, Vỏ Bao Bì Trên Các Cánh Đồng Đặt Ống Chứa Chất Thải, Vỏ Bao Bì Trên Các Cánh Đồng

Trên các cánh đồng của các xã Hoài Sơn và Hoài Mỹ thuộc huyện Hoài Nhơn, HTX nông nghiệp đã cho đúc và đặt rải rác những ống cống bằng bê tông cốt thép có chiều cao khoảng 1-1,2m, đường kính từ 0,8- 1m, để dùng chứa chất thải.

27/11/2013
Tạo Sinh Kế Lâu Dài Cho Người Trồng Rừng Tạo Sinh Kế Lâu Dài Cho Người Trồng Rừng

Dự án phát triển lâm nghiệp do Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ, Ngân hàng CSXH quản lý đã tạo sinh kế lâu dài cho hàng ngàn hộ khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Nam.

27/11/2013
Rau VietGAP “Tiến Quân” Vào Chợ Thành Phố Hồ Chí Minh Rau VietGAP “Tiến Quân” Vào Chợ Thành Phố Hồ Chí Minh

Khác với mấy năm trước, khi rau VietGAP còn nằm lẫn với rau thường, khó phân biệt mà giá bán lại cao, bị người tiêu dùng chê, thì lần trở lại lần này rau VietGAP đã ở một vị thế khác, có cửa hàng riêng khang trang. Chỉ cần tới đầu chợ Trần Hữu Trang (Phú Nhuận), chợ Phạm Văn Hai (Tân Bình) hay chợ Tân Định (quận 1)…

27/11/2013
Phục Tráng Giống Lúa Bao Thai Chợ Đồn Phục Tráng Giống Lúa Bao Thai Chợ Đồn

Trung tâm Thực nghiệm sinh học nông nghiệp công nghệ cao - Viện Di truyền nông nghiệp vừa tổ chức nghiệm thu Đề tài “Nghiên cứu phục tráng giống lúa bao thai Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn”.

27/11/2013