Xuất cấp vắc xin, hóa chất sát trùng cho 8 địa phương

Các đại biểu được nghe đại diện Tổ hợp tác (THT) báo cáo tình hình nuôi, tiêu thụ và hiệu quả nuôi gà ta của các thành viên trong thời gian qua. Theo đó, có hơn 60 hộ đang nuôi gà ta giống Bình Định theo kế hoạch của THT, lợi nhuận trong 8 tháng của năm 2015 bình quân đạt hơn 30 triệu đồng/1000 con/lứa (75 - 90 ngày/lứa). Tổng sản lượng cả năm 2015 đạt khoảng 300 ngàn con. Lợi nhuận đạt cao nhờ các thành viên có nhiều kinh nghiệm nuôi, phòng trừ dịch bệnh hiệu quả, được THT hỗ trợ tốt dịch vụ đầu vào, đầu ra.
Tham quan thực tế nhiều đợt gà thả nuôi ở các giai đoạn 1 – 2 tháng tuổi và chuẩn bị xuất chuồng, các đại biểu được chia sẻ về cách thiết kế, xây dựng chuồng úm, chuồng nuôi gà; giống gà; mật độ thả; thời điểm thả gà ra vườn; cách chăm sóc và phòng trừ dịch bệnh. Các đại biểu cũng được tìm hiểu về các dụng cụ, thiết bị cần thiết phục vụ cho việc nuôi gà như đèn úm, công cụ mài mỏ cho gà… Trong phần thảo luận, trước những băn khoăn của đại biểu về con giống gà, cách phòng ngừa bệnh, đặc biệt là khâu tiêu thụ gà thương phẩm, ông Phạm Khắc Nhân, Tổ trưởng THT nuôi gà Nam Hải cho biết, sẵn sàng đến tất cả các nhóm nuôi gà trên địa bàn huyện để hướng dẫn về kỹ thuật, “cầm tay chỉ việc” các công đoạn như điều chỉnh ẩm độ, nhiệt độ chuồng; ngừa bệnh bằng vắc-xin, mài mỏ… và hỗ trợ trong khâu tiêu thụ nếu có yêu cầu.
Ông Lê Văn Quý - Tổ trưởng THT Đoàn Kết (ấp 5B, Ba Trinh) phấn khởi khi được “mắt thấy, tai nghe” từ thực tế, được chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ kỹ năng, ông vững tin để thành lập nhóm nuôi gà tại THT của mình để phát triển chăn nuôi, giải quyết công ăn việc làm và tăng thu nhập cho các thành viên trong THT. Ông Nguyễn Văn Xích - Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Kế Sách cho biết, sẽ tiếp tục phối hợp với ngành Nông nghiệp hỗ trợ nông dân nhân rộng mô hình nuôi gà ta trên địa bàn huyện trong thời gian tới.
Có thể bạn quan tâm

2 giống đu đủ này do Khoa Nông học, Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội tuyển chọn, lai tạo từ nguồn giống bản địa và nhập nội

Theo các cơ sở sản xuất giống cá tra ở Cần Thơ, An Giang, Đồng Tháp, cá tra giống đã bắt đầu tăng giá trong vòng 1 tháng trở lại đây.

Từ đầu năm 2012 đến nay, đã có 11.305 hộ ngư dân ở các vùng ven biển tỉnh Trà Vinh thả nuôi khoảng 40,8 triệu con cua biển giống trên diện tích 12.270 ha, tăng gần 2.000 ha so với cùng kỳ năm trước. Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh, thời gian qua nhờ thực hiện tốt công tác chuyển giao kỹ thuật nuôi cho nông dân, cùng với điều kiện thuận lợi về môi trường nước, nguồn cua giống, nguồn thức ăn sẵn có tại địa phương (cá vụn, ruốc, còng...) nên ngư dân ở các vùng ven biển trong tỉnh đang tiếp tục đầu tư cải tạo, mở rộng diện tích mặt nước nuôi cua biển, tập trung nhiều nhất ở các xã Long Toàn, Long Khánh, Hiệp Thạnh, huyện Duyên Hải; xã Long Hòa, Hòa Minh, huyện Châu Thành...

Từ TP HCM, biết tin nhiều hộ dân nghèo khó ở đảo Nhím (xã Suối Đá, huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh nhờ nuôi rắn mà thoát khỏi cơn bĩ cực của sự khó nhọc, chúng tôi lập tức lên đường

Tận dụng diện tích đất nhỏ hẹp (chỉ với 117 m2), anh Hồ Lâm Tuấn (khóm 1, phường 3, Tp. Vĩnh Long) đã đầu tư nuôi bồ câu Pháp và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đây là loài vật dễ nuôi, có thể chăn nuôi ngay tại thành thị để phát triển kinh tế gia đình.